Tiêm Hpv Có Tác Dụng Gì Cho Nam
Vắc xin phòng ngừa HPV là "lá chắn" bảo vệ bạn khỏi một số căn bệnh nguy hiểm do virus HPV gây nên, trong đó điển hình nhất cho căn bệnh nguy hiểm khi nhiễm phải HPV là ung thư cổ tử cung, điều này đã được y học hiện đại khẳng định và chứng minh. Xu hướng y học dự phòng tiên tiến hiện nay, tiêm HPV được khuyến cáo là giải pháp dự phòng hữu hiệu cho cả đối tượng nam và nữ, đặc biệt là nhóm đối tượng trước khi bắt đầu hoạt động tình dục nhằm để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất. Để hiểu rõ hơn về những vấn đề xoay quanh vắc xin phòng ngừa HPV, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.
Đã bị nhiễm HPV có nên tiêm HPV không?
Câu trả lời là có. Vắc xin ngừa HPV không có tác dụng điều trị, nhưng virus HPV có nhiều chủng khác nhau, việc nhiễm một chủng không có nghĩa là bạn miễn dịch với các chủng khác. Vắc xin HPV có thể bảo vệ bạn khỏi các chủng HPV mà bạn chưa bị nhiễm.
Tiêm vắc xin HPV có tác dụng phòng bệnh gì?
Như đã đề cập ở trên, vắc xin ngừa HPV có thể phòng ngừa được một số bệnh do virus HPV gây ra như mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, các bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn,...
Tiêm vắc xin ngừa HPV là phương pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất hiện nay. Năm 2022, toàn cầu có khoảng 660.000 ca mắc mới, đưa ung thư cổ tử cung thành loại ung thư phổ biến thứ 4 ở phụ nữ. Bệnh thường phát triển chậm và không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, khiến việc phát hiện sớm trở nên khó khăn. Ung thư cổ tử cung và các phương pháp điều trị bệnh lý này đều có thể để lại hệ quả không tốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người bệnh, chính vì thế ung thư cổ tử cung chính là "cơn ác mộng" của chị em phụ nữ.
Ngoài ung thư cổ tử cung, virus HPV có thể gây ra các bệnh ung thư nguy hiểm khác ở mọi giới tính như ung thư hậu môn, âm hộ, âm đạo. Mặc dù phần lớn những người nhiễm HPV đều không xuất hiện các triệu chứng và có thể tự khỏi, nhưng nếu họ có các yếu tố nguy cơ, tái nhiễm nhiều lần sẽ đẩy mạnh quá trình chuyển hóa từ nhiễm HPV (nhiễm các chủng HPV nguy cơ cao, nhiễm HPV kéo dài, hút thuốc lá, suy giảm miễn dịch, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, sinh nhiều con, sử dụng các thuốc tránh thai đường uống kéo dài, quan hệ tình dục sớm, có nhiều bạn tình,...) thành các tổn thương tiền ung thư. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể tiến triển thành ung thư.
Hiện nay tại Việt Nam, có hai loại vắc xin ngừa HPV được lưu hành, đó là Gardasil 4 và Gardasil 9.
Gardasil 4 là một vắc xin của Tập đoàn Dược phẩm Merck Sharp & Dohme đến từ Mỹ. Vắc xin này có khả năng phòng ngừa 4 type HPV phổ biến nhất là 6, 11, 16 và 18, giảm thiểu nguy cơ bị mụn cóc sinh dục, các dấu hiệu tiền ung thư, các loại ung thư ở cổ tử cung, âm hộ và tình trạng loạn sản.
Gardasil 9 là sản phẩm vắc xin cải tiến, kế thừa và phát triển từ Gardasil 4, có thể bảo vệ cơ thể chống lại đến 9 type virus HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58) gây bệnh ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục. Một điều đặc biệt nữa từ loại vắc xin đến từ Mỹ này là Gardasil 9 nay được khuyến nghị là vắc xin bình đẳng giới trong phòng ngừa HPV, được mở rộng thêm đối tượng tiêm là nam, khác với Gardasil 4 chỉ tiêm cho nữ.
Dưới đây là các nhóm đối tượng nên tiêm vắc xin HPV:
Bạn nên tiêm ngừa vắc xin HPV càng sớm càng tốt, vì vắc xin sẽ có hiệu quả tối ưu nhất khi cơ thể chưa có các hoạt động tình dục, nghĩa là chưa tiếp xúc với virus HPV. Như đã đề cập ở trên, WHO đã khuyến cáo từ 9 - 14 tuổi là thời điểm lý tưởng để tiêm phòng do đáp ứng tạo miễn dịch rất mạnh mẽ của lứa tuổi này đối với vắc xin ngừa HPV hơn hẳn các lứa tuổi khác, vấn đề này đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng.
Ngày 09/05/2024 vừa qua, Bộ Y tế chính thức phê duyệt mở rộng độ tuổi tiêm chủng vắc xin ngừa ung thư do 9 chủng HPV cho cả nam, nữ đến 45 tuổi tại Việt Nam. Vì vậy, Gardasil 9 là vắc xin có thể dùng được cho cả nam và nữ từ 9 - 45 tuổi, với hiệu quả chống lại virus HPV tới hơn 90%.
Cho tới hiện tại, chưa có dữ liệu an toàn về việc tiêm vắc xin HPV cho phụ nữ mang thai nên đây sẽ là đối tượng không được chỉ định. Do đó, bạn cần phải hoàn thành phác đồ tiêm vắc xin HPV trước khi mang thai ít nhất 1 tháng, hoặc 3 tháng thì tốt hơn.
Các tác dụng có thể gặp sau tiêm HPV
Giống như các vắc xin khác, khi bạn tiêm vắc xin HPV cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Để đảm bảo an toàn, các nhân viên y tế sẽ theo dõi tổng trạng và sinh hiệu cơ thể của bạn từ 15 - 30 phút sau khi tiêm. Nếu bạn phát hiện bất kỳ biểu hiện nào của phản ứng, ví dụ như da nổi mề đay, khó khăn trong việc hô hấp, hoặc phần mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng bị sưng lên, đừng trì hoãn mà hãy thông báo ngay cho bất kỳ nhân viên nào tại cơ sở tiêm chủng để nhận trợ giúp y tế nhanh nhất.
Cần xét nghiệm HPV trước khi tiêm không?
Không cần xét nghiệm HPV trước khi tiêm. Tuy nhiên, nếu bạn đã có quan hệ tình dục hoặc nghi ngờ mình có thể đã nhiễm HPV, bạn có thể thảo luận với bác sĩ về việc xét nghiệm trước khi tiêm. Điều này có thể giúp bạn biết mình có nhiễm chủng HPV nào, nhưng không ảnh hưởng đến quyết định tiêm phòng vì vắc xin vẫn có hiệu quả bảo vệ chống lại các chủng HPV chưa bị nhiễm.
Tiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Tiêm HPV không gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ dậy thì.
Vắc xin HPV có an toàn không, tại sao quan trọng?
Vắc xin HPV đã được chứng minh về tính an toàn và mức độ hiệu quả cao trong việc bảo vệ, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến nhiễm virus HPV. Vắc xin HPV trước khi được phê duyệt và cấp phép sử dụng đã được trải qua nhiều nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng trên nhiều đối tượng để đảm bảo tính an toàn và tính hiệu quả bảo vệ của miễn dịch. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo việc tiêm vắc xin HPV cho trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là trước khi họ quan hệ tình dục lần đầu, điều này giúp cơ thể được bảo vệ một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất trước khi có nguy cơ tiếp xúc với virus.
Tiêm HPV có cần phải kiêng quan hệ tình dục không?
Câu trả lời là không, trong quá trình tiêm mũi 1, mũi 2 hay mũi 3 vắc xin HPV, người tiêm vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nếu chưa tiêm đủ phác đồ, bạn nên duy trì các biện pháp đảm bảo quan hệ tình dục an toàn, vì đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin có thể chưa kịp sản sinh đủ kháng thể để bảo vệ bạn khỏi virus HPV nếu quan hệ tình dục trực tiếp, hoặc quan hệ gián tiếp không an toàn.
Quan hệ tình dục rồi có tiêm HPV được không?
Quan hệ rồi vẫn có thể tiêm vắc xin HPV. Ngay cả khi bạn đã từng quan hệ tình dục, vắc xin vẫn có thể bảo vệ bạn khỏi những chủng virus mà bạn chưa tiếp xúc.