(Bqp.vn) - Thành lập ngày 07 tháng 5 năm 1955, Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ trên các vùng biển, đảo của Việt Nam và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển; có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia, sẵn sàng chiến đấu, độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến, đánh bại cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển; giữ vững an ninh trật tự, đấu tranh với mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo vệ hoạt động kinh tế biển và các hoạt động khác trên các vùng biển, đảo theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Tiêu chuẩn chung của sĩ quan lực lượng Quân chủng Hải quân là gì?

Tiêu chuẩn chung của sĩ quan lực lượng Quân chủng Hải quân được quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam 1999; cụ thể như sau:

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

- Có phẩm chất đạo đức cách mạng;

+ Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư;

+ Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

+ Phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội;

+ Tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội;

- Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân;

+ Có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác;

+ Có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;

+ Tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;

- Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.

Tổ chức Quân chủng Hải quân bao gồm những đơn vị nào? Ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân là ngày nào?

Quân chủng Hải quân được thành lập vào ngày 07/5/1955 và là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ trên các vùng biển, đảo của Việt Nam và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển;

Quân chủng Hải quân có nhiệm vụ:

- Quản lý, bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia, sẵn sàng chiến đấu, độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến, đánh bại cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển;

- Giữ vững an ninh trật tự, đấu tranh với mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn;

- Bảo vệ hoạt động kinh tế biển và các hoạt động khác trên các vùng biển, đảo theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Tổ chức Quân chủng Hải quân bao gồm

- Bộ Tư lệnh Hải quân và các đơn vị trực thuộc.

Trong đó, Bộ Tư lệnh Hải quân gồm:

- Các Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy

- Các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật.

Các đơn vị trực thuộc gồm các Bộ Tư lệnh Vùng Hải quân (Bộ Tư lệnh Vùng 1, 2, 3, 4, 5), một số lữ đoàn, học viện, nhà trường, đơn vị kinh tế - quốc phòng, viện kỹ thuật.

Ở mỗi vùng, Hải quân tổ chức thành Bộ Tư lệnh Vùng và các đơn vị trực thuộc là các trung tâm, lữ đoàn và các đơn vị bảo đảm, phục vụ.

Ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân:

Ngày truyền thống cùa lực lượng Quân chủng Hải quân là ngày 07/5/1955

- Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân;

- 02 Huân chương Sao vàng (1985 và 2010);

- 01 Huân chương Hồ Chí Minh (1979);

- 02 Huân chương Độc lập (hạng Nhất năm 2000; hạng Nhì năm 1965);

- 03 Huân chương Quân công (01 hạng Nhất 1984; 02 hạng Nhì năm 1964 và năm 1983);

- 01 Huân chương Lao động hạng Ba (1963).

Cấp bậc hàm trong lực lượng Quân chủng Hải quân

Theo quy định tại Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam 1999 Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười một bậc:

Tổ chức Quân chủng Hải quân bao gồm những đơn vị nào? Ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân là ngày nào? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm chung của sĩ quan lực lượng Quân chủng Hải quân là gì?

Trách nhiệm chung của sĩ quan lực lượng Quân chủng Hải quân được quy định tại Điều 27 Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam 1999, cụ thể như sau:

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;

- Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao;

+ Bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;

- Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh;

+ Trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam thường gọi tắt là Tư lệnh Hải quân là một chức vụ đứng đầu Quân chủng Hải quân, có chức trách tổ chức lực lượng, chỉ huy và điều hành các hoạt động quân sự thực hiện nhiệm vụ quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo. Tùy từng tình hình có thể để 1 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm chức ( ví dụ cựu tư lệnh Nguyễn Văn Hiến lên làm thứ trưởng năm 2009 nhưng vẫn kiêm nhiệm làm tư lệnh đến 2016). Ngoài ra, Tư lệnh Hải quân còn giữ nhiệm vụ tham mưu cho Quân ủy Trung ương và Bộ trưởng Quốc phòng về mặt quản lý nhà nước và chỉ huy quân đội nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển.

Đảm nhận chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam thường là một sĩ quan cao cấp mang hàm từ Chuẩn Đô đốc đến Đô đốc. Căn cứ theo điều 25 được sửa đổi, bổ sung của Luật Sửa đổi, Bổ sung một số Điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, số 72/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 thì chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.[1]

Tư lệnh Hải quân là người đứng đầu Quân chủng Hải quân, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Quân chủng Hải quân và có trách nhiệm:

Nhưng một cuộc chạy trốn chấn động vài ngày qua đã khiến nhiều người bất ngờ với vụ tham nhũng lớn chưa từng có trong Hải quân Hoa Kỳ.

Leonard Glenn Francis, một doanh nhân người Malaysia, kẻ đã nhận tội trong bê bối tham nhũng chưa từng có trong lịch sử Hải quân Mỹ, vừa bị phát hiện chạy trốn.

Ngày 22/9 tới là ngày Francis sẽ bị kết án, thì hôm 5/9, cảnh sát Mỹ phát hiện người này đã trốn lệnh quản thúc tại gia sau khi cắt đứt chiếc vòng giám sát bằng định vị GPS đeo cổ chân. Khi cảnh sát đến kiểm tra, ngôi nhà ở San Diego trống rỗng, còn chiếc vòng được giấu trong tủ lạnh.

Vụ tham nhũng bắt đầu được điều tra năm 2013. Đến năm 2015, Leonard Francis hay còn gọi là “Leonard béo” do có lúc người này nặng tới 180kg, đã nhận tội hối lộ 500.000 USD cho các quan chức Hải quân Mỹ.

Francis điều hành một công ty hợp đồng quân sự ở Singapore có tên Glenn Defense Marine Asia, chuyên cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và nước cho các tàu hải quân ở Thái Bình Dương.

Francis bị cáo buộc cung cấp dịch vụ gái mại dâm, cũng như các bữa ăn sang trọng trị giá hàng nghìn USD cho các sĩ quan Hải quân Mỹ để thu thập thông tin nội bộ và ảnh hưởng. Các sĩ quan hải quân đã được tặng những món quà xa xỉ gồm rượu vang, xì gà Cuba và cả tiền mặt.

Đổi lại, họ tiết lộ thông tin mật và điều hướng các tàu quân sự ghé vào các cảng mà công ty của Francis hoạt động, để công ty này có thể tính thuế và phí giả. Các cảng này nằm ở Singapore, Tokyo, Bangkok và Manila. Francis và công ty của anh ta bị cáo buộc tính phí hải quân quá mức gần 35 triệu USD.

Francis bị bắt trong một căn phòng khách sạn ở San Diego trong một vụ hỗn chiến vào năm 2013, và nhận tội hai năm sau đó. Anh ta đã gặp nhiều vấn đề sức khỏe gồm cả ung thư thận, và đã bị quản thúc tại gia kể từ năm 2018.

4 sĩ quan hải quân đã bị xác nhận có tội liên quan đến vụ bê bối mà Francis đạo diễn. 29 người khác, bao gồm từ sĩ quan hải quân, nhà thầu và cả Francis cũng đã nhận tội.

Trong số những sĩ quan bị định tội có hạm trưởng Hải quân Mỹ Daniel Dusek, hồi tháng 3/2016, khi ông này 49 tuổi, đã bị phạt tù 46 tháng vì nhận hối lộ trong thời gian ông phục vụ tại Hạm đội 7.

Hạm trưởng Dusek được ghi nhận là sĩ quan hải quân cao cấp nhất của Hoa Kỳ bị tư pháp trừng phạt vì tội tham nhũng cho đến nay. Trước đó, nguyên hạm trưởng Dusek bị cáo buộc đã sử dụng ảnh hưởng của mình, với tư cách là một quan chức cao cấp của Hạm đội 7, có trụ sở tại Nhật Bản, và sau đó là hạm trưởng hai chiến hạm USS Essex và Uss Bonhomme Richard, để dành nhiều hợp đồng ưu ái cho Francis.

Sự việc có thể là bất ngờ với nhiều người. Nhưng với những ai quan tâm, họ sẽ biết rằng trong ngân sách quân sự Mỹ có nhiều “hố đen”. Chẳng hạn, theo những điều tra của Quốc hội Mỹ, cuộc chiến Afghanistan đã biến thành cái thùng không đáy về ngân sách.

Trong nhiều năm, Bộ Quốc phòng Mỹ không thể kiểm kê được hàng tỷ USD chi cho các dự án hoặc gói thầu mua sắm nào. Các nhà thầu không trung thực, các nhà vận động hành lang, các sĩ quan biến chất… đã vẽ nên những dự án đào tạo, xây dựng, mua sắm trang thiết bị vũ khí ở Afghanistan nhưng hóa ra đó chỉ là những dự án ma hoặc chất lượng rất thấp.

Năm 2011, Ủy ban Vũ trang Thượng viện Mỹ cũng phát hiện gần 2.000 trường hợp mà quân đội Mỹ mua phải các thiết bị có chứa linh kiện điện tử giả xuất phát từ Trung Quốc. Tổng cộng họ phát hiện hơn 1 triệu linh kiện giả trong các máy bay chiến đấu trứ danh, máy bay vận tải, trực thăng, tên lửa…

Như vậy, tham nhũng có thể phát triển trong bất kỳ môi trường nào, kể cả một nơi tưởng chừng nghiêm ngặt như quân đội Mỹ. Không dễ gì người ta vượt qua sự cám dỗ của những món lợi cá nhân, thậm chí tưởng như quá nhỏ so với nghĩa vụ mà họ phải thực hiện. Ở bất kỳ đâu yếu tố con người luôn phải được đặt lên hàng đầu, với các giá trị đạo đức và liêm chính.