Tâm Lý Học Trường Học Và Tâm Lý Học Giáo Dục Khác Nhau Như Thế Nào
Thông thường, chuyên gia trị liệu tâm lý có thể thực hiện được cả tư vấn (tham vấn) và trị liệu tâm lý. Tuy nhiên, trị liệu tâm lý phức tạp hơn nhiều và một nhà trị liệu sẽ cần được cấp bằng/chứng chỉ và có thời gian thực hành nhất định trong lĩnh vực này.
Bằng tốt nghiệp của Học viện và Đại học có giá trị khác nhau không?
Mặc dù bạn đã thấy Học viện và trường đại học khác nhau như thế nào và chúng có tổ chức đào tạo khác nhau, tuy nhiên bằng cấp giữa hai loại trường học này là tương đương nhau. Cả hai loại trường đều cấp bằng được quy định, ký và đóng dấu bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo, với giá trị ngang bằng, hiệu lực trên toàn quốc và có giá trị vĩnh viễn. Đối với nhà tuyển dụng, không có sự phân biệt giữa bằng đại học và bằng học viện, và các cử nhân tốt nghiệp từ cả hai loại trường học được coi là có trình độ như nhau.
Đọc thêm: Ngành kế toán trong thời đại công nghệ thông tin thay đổi ra sao?
So sánh Tư vấn (tham vấn) và Trị liệu tâm lý
Theo Chuyên gia Trần Thị Tuyết Hồng, Tham vấn và trị liệu tâm lý có một số điểm giống và khác nhau dưới đây:
Làm thế nào để lựa chọn Tham vấn tâm lý hay Trị liệu tâm lý?
Theo Chuyên gia Tuyết Hồng, Khi cần tìm đến một chuyên gia tâm lý, sự phân biệt về tham vấn và trị liệu ở trên sẽ rất hữu ích cho bạn. Tất nhiên, đôi khi sự lựa chọn sẽ phụ thuộc vào sở thích cá nhân, sự dễ dàng tiếp cận hoặc bảo hiểm,....
Tuy nhiên, bước quan trọng nhất là tìm một nhà tâm lý mà bạn có thể tin tưởng. Thực tế, mức độ tin tưởng của một người đối với chuyên viên/chuyên gia chăm sóc sức khỏe tinh thần của họ đóng vai trò lớn nhất trong việc liệu pháp điều trị có thành công hay không.
Ngoài ra, có thể bạn sẽ cần gặp chuyên gia tâm lý để xem rằng hình thức nào mới là phù hợp với tình trạng của mình nhất, đôi khi sự đánh giá chủ quan của chính bản thân bạn chưa mang tính khách quan, hơn nữa, khi gặp người có đào tạo chuyên sâu thì việc đánh giá đủ chính xác và đề cao lợi ích của chính bản thân bạn lên hàng đầu.
Tham vấn và Trị liệu Tâm lý cho bệnh Trầm cảm
Cả tư vấn và liệu pháp tâm lý đều được sử dụng trong điều trị trầm cảm, và sự lựa chọn có thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng trầm cảm, cho dù đó là một vấn đề mới hay là vấn đề đã diễn ra trong thời gian lâu dài.
Tham vấn có hiệu quả trong việc điều trị bệnh trầm cảm nhẹ đến trung bình được chẩn đoán tại các cơ sở y tế tin cậy mà chưa được điều trị trước đây. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác cho thấy liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân có lợi ích nhiều hơn cho nhóm thanh thiếu niên mắc trầm cảm liên quan đến các triệu chứng trong thời gian ngắn.
Những người trầm cảm nặng được hưởng lợi nhiều nhất từ các liệu pháp tâm lý, trong khi những người ở mức nhẹ và trung bình sẽ nhận được nhiều lợi ích từ việc tham vấn.
Chuẩn bị những gì trước khi Tham vấn và Trị liệu tâm lý?
Cho dù lựa chọn tham vấn hay trị liệu tâm lý, cuộc hẹn sẽ hiệu quả hơn nếu bạn có sự chuẩn bị trước. Việc này không chỉ giúp bạn làm rõ lý do vì sao bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp mà còn giúp nhà tâm lý biết được họ có thể giúp bạn hay không.
Trước cuộc hẹn, bạn hãy lập danh sách:
Tham vấn hay trị liệu tâm lý đều là những phương pháp hiệu quả để điều trị một vấn đề tâm bệnh. Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn đọc phần nào phân biệt và lựa chọn được cho mình phương pháp phù hợp.
Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi Chuyên gia Tâm lý Trần Thị Tuyết Hồng.
Có khá nhiều thắc mắc của các bạn học sinh về Học viện là gì? Học viện khác Đại học như thế nào? Đại học là khái niệm rất quen thuộc với các sinh viên, tuy nhiên ít người biết sự khác biệt giữa Đại học và Học viện. Học viện khác biệt cơ bản so với Đại học về chất lượng và quy mô đào tạo, và còn phụ thuộc vào chuyên môn và hướng phát triển của ngành học. Lựa chọn trường học cũng cần phải hiểu rõ về thuật ngữ này. Dưới đây sẽ là những so sánh để làm rõ vấn đề Học viện và trường đại học khác nhau như thế nào.
Trước khi đi vào vấn đề chính là Học viện và trường đại học khác nhau như thế nào, bạn cần hiểu rõ về học viện là gì. Đại học thì đã quá quen thuộc với mỗi người, thế nhưng thuật ngữ học viện sẽ khá xa vời với những ai chưa từng tiếp xúc với môi trường học tập đại học.
Học viện là một loại trường đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực, có cấp độ cao đối với các trường trung cấp và đại học. Trường học viện có chương trình đào tạo dựa trên những kiến thức chuyên môn sâu rộng cùng với các chương trình giảng dạy lý thuyết và thực hành, từ đó giúp cho sinh viên có thể phát triển kiến thức, kỹ năng và khả năng tư duy theo cách rất đặc thù trong lĩnh vực đó.
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện tại Việt Nam có tổng cộng 53 trường Học viện.Trường học viện có tên gọi cụ thể theo các ngành học khác nhau như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Y học Cổ truyền, Học viện Ngoại giao, Học viện An ninh Quốc gia, Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Khoa học và Công nghệ Quân sự,…Có thể thấy rằng, các Học viện không chỉ đào tạo cho người học các kỹ năng chuyên môn mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo, nghiên cứu các vấn đề nhạy cảm, an ninh và hội nhập quốc tế.
Giảng viên Học viện thường là những chuyên gia hoặc các người có chuyên môn cao trong ngành học đó. Điều này cho phép các giảng viên giảng dạy với chất lượng cao và mang lại những trải nghiệm thực tiễn sâu rộng cho sinh viên.
Xem thêm: Review học đại học từ xa
Học viện Tài chính hệ đào tạo từ xa
Bạn đang tìm kiếm một cơ hội để nâng cao trình độ về tài chính một cách tiện lợi và linh hoạt? Chương trình đào tạo từ xa Học viện Tài chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn!Hệ đào tạo từ xa trực thuộc trường Học viện Tài chính nổi tiếng là trường học viện đào tạo tài chính – kinh tế hàng đầu cả nước. Học viện đã đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về tài chính đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Với hệ đào tạo từ xa, bạn có thể học tập tại bất cứ đâu, bất cứ khi nào và trên bất kỳ thiết bị nào với kết nối Internet. Hệ thống giảng dạy hiện đại và chuyên nghiệp cùng với đội ngũ giảng viên giỏi có kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong suốt quá trình học tập.
Với nhiều khóa học đa dạng và linh hoạt, từ cấp chứng chỉ chuyên nghiệp đến đào tạo trình độ thạc sĩ, Học viện Tài chính đem đến cho bạn sự lựa chọn phù hợp với mục tiêu và nhu cầu cá nhân. Không chỉ đào tạo về kiến thức chuyên ngành, chúng tôi còn trang bị cho bạn các kỹ năng mềm cần thiết để phát triển sự nghiệp, như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp.
Hãy trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong sự nghiệp của mình với Học viện Tài chính hệ đào tạo từ xa. Đăng ký ngay hôm nay để bắt đầu hành trình sự nghiệp của chính bạn!
Đọc thêm: Có nên học Học viện Tài chính hệ đào tạo từ xa chuyên ngành kế toán không?
Nguồn: baotuoitre.vn, vietnamnet.vn
Xã hội với tốc độ phát triển ngày càng tăng, con người cũng phải đối mặt với những áp lực tâm lý thường xuyên hơn. Không chỉ trong môi trường làm việc, mà ngay cả ở lứa tuổi học sinh cũng xuất hiện nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Điều này đòi hỏi ngành Tâm lý học giáo dục cần được quan tâm, chú trọng và nâng cao hiệu quả hơn nữa.
Nhu cầu tư vấn tâm lý học đường được dự báo tăng mạnh trong những năm tới đây, mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục.
Phân biệt giữa ngành Tâm lý học và Tâm lý học giáo dục
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Trung Học, chuyên gia tâm lý học đường, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục chia sẻ, khoảng 30 năm trước, tại nước ta, nhận thức của xã hội về ngành Tâm lý học còn rất hạn chế. Nhiều người thậm chí không biết tâm lý học là gì và vẫn thường nhầm lẫn với triết học.
Trong khi đó, tại các quốc gia và xã hội phát triển, ngành Tâm lý học đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ là một trong những lĩnh vực khoa học, tâm lý học còn là nền tảng thiết yếu cho việc bảo vệ sức khỏe tinh thần của con người. Con người có hai loại sức khỏe: sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Sức khỏe thể chất được chăm sóc bởi các bác sĩ, trong khi sức khỏe tâm thần được đảm nhận bởi các chuyên gia và bác sĩ tâm lý.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ của xã hội, đời sống kinh tế được nâng cao và nhận thức của người dân ngày càng mở rộng, ngành Tâm lý học nói chung và ngành Tâm lý học giáo dục nói riêng đang đóng vai trò quan trọng và có xu hướng phát triển mạnh mẽ.
Về điểm tương đồng, Tiến sĩ Hoàng Trung Học nhận định, cả ngành Tâm lý học và Tâm lý học giáo dục đều có nhiệm vụ đào tạo chuyên gia nghiên cứu, can thiệp, đánh giá và chẩn đoán để hỗ trợ tâm lý cho con người, đảm bảo cuộc sống con người vui vẻ và hạnh phúc.
Về điểm khác biệt, ngành Tâm lý học cung cấp kiến thức tổng quát về tâm lý nhằm nghiên cứu và can thiệp cho cộng đồng nói chung. Trong khi đó, ngành Tâm lý học giáo dục không chỉ tập trung vào việc giảng dạy và nghiên cứu tâm lý, mà còn tập trung vào ứng dụng của nó trong môi trường học đường.
Mục tiêu chính của tâm lý học giáo dục là bảo vệ sức khỏe và tinh thần của đối tượng dưới 25 tuổi, bao gồm học sinh và sinh viên. Do đó, các chuyên gia tâm lý giáo dục thường làm việc tại các trường học, trung tâm can thiệp, trung tâm giáo dục đặc biệt và các trung tâm hỗ trợ kỹ năng sống cho thanh thiếu niên.
Cùng so sánh về hai ngành học, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thùy Trang – Phụ trách bộ môn Tâm lý học giáo dục, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quy Nhơn chia sẻ, ngành Tâm lý học giáo dục nghiên cứu về tinh thần và hành vi của con người trong môi trường giáo dục. Nói một cách đơn giản, tâm lý học giáo dục cung cấp kiến thức chuyên sâu về tâm lý học và cách ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục.
"Tâm lý học giáo dục là một nhánh của tâm lý học. Trong khi tâm lý học nghiên cứu một cách rộng rãi về tâm lý, bao gồm nhiều lĩnh vực như tâm lý học quản trị, tâm lý học phát triển, thì tâm lý học giáo dục tập trung vào việc áp dụng tâm lý học trong giảng dạy, giáo dục và các môi trường học tập", cô Trang cho hay.
Cơ hội việc làm rộng mở do nhu cầu hỗ trợ tâm lý ngày càng tăng
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Thùy Trang, vấn đề khó khăn tâm lý mà học sinh gặp phải hiện đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn từ phía phụ huynh và xã hội. Do đó, nhu cầu hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh, đặc biệt là trẻ em khuyết tật cũng ngày càng gia tăng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản quan trọng liên quan đến công tác tâm lý và công tác xã hội trong trường học. Đặc biệt, Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh tại các trường phổ thông và Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác xã hội trong trường học đã được áp dụng trong 6-7 năm qua.
Những thông tư này đã thiết lập hành lang pháp lý cho hoạt động tư vấn tâm lý và công tác xã hội tại trường học, từ đó nâng cao hiệu quả trong việc tư vấn và hỗ trợ học sinh. Đồng thời, chúng cũng góp phần tạo ra một mạng lưới hỗ trợ học sinh trước những nguy cơ gặp phải khó khăn về tâm lý và xã hội trong học tập và cuộc sống.
Vì vậy, cô Trang khẳng định rằng cơ hội nghề nghiệp trong ngành Tâm lý học giáo dục sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Đặc biệt, nhu cầu tuyển dụng cho vị trí tư vấn tâm lý và can thiệp trẻ khuyết tật đang ở mức rất cao. Chỉ cần tìm kiếm trên Google, người học sẽ thấy nhiều thông tin tuyển dụng từ các trung tâm, doanh nghiệp tìm kiếm giáo viên can thiệp cho trẻ.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Thùy Trang, khi tốt nghiệp ngành Tâm lý học giáo dục, sinh viên có thể làm việc ở một số vị trí như tư vấn tâm lý học đường, thực hiện công tác hướng nghiệp tại các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chuyên viên đánh giá tâm lý và can thiệp một số rối loạn tâm lý, làm việc trong các trung tâm can thiệp tâm lý, bệnh viện, viện sức khỏe tâm thần.
Một số công việc khác sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận như cán bộ nghiên cứu tâm lý học tại các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội như ủy ban dân số, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, truyền thông; nhân viên các dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần, phát triển cộng đồng của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
Không chỉ vậy, sinh viên tốt nghiệp còn có thể trở thành giảng viên dạy tâm lý học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thùy Trang chia sẻ thêm, trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục tại Trường Đại học Quy Nhơn có tỷ lệ việc làm khá cao, đặc biệt là trong lĩnh vực can thiệp trẻ em. Nhiều sinh viên đã chọn cách tự tạo cơ hội việc làm cho bản thân thay vì chờ được tuyển dụng vào các doanh nghiệp. Một sinh viên vừa tốt nghiệp lớp của cô Trang đã quyết định từ chối lời mời giảng dạy kỹ năng mềm tại một trường cao đẳng (sau khi vượt qua vòng phỏng vấn) để nhận công việc can thiệp trẻ tại nhà. Trung bình, sinh viên này thực hiện 3-4 ca mỗi ngày, với thu nhập từ 10-12 triệu đồng mỗi tháng.
"Mức lương sẽ phụ thuộc vào vị trí công việc, dao động từ 6-10 triệu đồng. Tuy nhiên, trong những năm đầu, ngoài việc hướng đến thu nhập, việc tích lũy kinh nghiệm và cơ hội phát triển bản thân cũng rất quan trọng. Do đó, vấn đề lương không nên được đặt nặng quá khi sinh viên còn trẻ và còn nhiều điều cần học hỏi", giảng viên phụ trách bộ môn Tâm lý học giáo dục, Trường Đại học Quy Nhơn chia sẻ.
Trong khi đó, Tiến sĩ Hoàng Trung Học cho biết, chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục nhằm phục vụ cho công tác tham vấn học đường tại các trường học. Vị trí này được mô tả rõ trong Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.
Hiện nay, đội ngũ chuyên gia tham vấn học đường đang thiếu hụt trầm trọng trong các trường học. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò như đánh giá, phòng ngừa, hỗ trợ tâm lý, tư vấn hướng nghiệp và tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại trường học. Ngoài ra, các bạn có khả năng làm việc tại mọi trung tâm và trường học giáo dục đặc biệt, cũng như các trung tâm can thiệp cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt.
Bên cạnh đó, các trung tâm can thiệp trị liệu, các công ty giáo dục về giá trị sống, kỹ năng sống, hoặc các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động trải nghiệm giáo dục cho học sinh trong nhà trường cũng là nơi làm việc lý tưởng cho cử nhân ngành Tâm lý học giáo dục.
Tố chất, kỹ năng cần có để trở thành chuyên gia tâm lý học giáo dục
Tâm lý học giáo dục là ngành khá đặc thù, chuyên nghiên cứu về tinh thần và hành vi của con người trong môi trường giáo dục. Vì vậy, để trở thành một chuyên gia nghiên cứu tâm lý giỏi, đòi hỏi sinh viên cần trang bị cho bản thân những kỹ năng, phẩm chất phù hợp.
Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục chia sẻ, nếu sinh viên mong muốn làm việc tại các cơ sở y tế như bệnh viện hay trung tâm can thiệp trị liệu, thì khả năng đánh giá và chẩn đoán, phòng ngừa các vấn đề tâm lý cũng như khả năng tư vấn và điều trị tâm lý là rất cần thiết.
Nếu sinh viên hướng đến làm việc trong nhà trường, kỹ năng đánh giá, sàng lọc và lập kế hoạch phòng ngừa các vấn đề tâm lý, tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm phát triển giá trị sống và kỹ năng sống, cũng như năng lực tư vấn tâm lý và hướng nghiệp cần được chú trọng.
Nếu sinh viên muốn làm việc tại các trung tâm can thiệp trị liệu cho trẻ em, cần trang bị khả năng đánh giá, chẩn đoán, năng lực can thiệp, trị liệu tâm lý và giáo dục đặc biệt.
Nếu sinh viên tốt nghiệp công tác trong các tổ chức đoàn thể, thì năng lực đánh giá tâm lý, phòng ngừa tâm lý và thiết kế các chương trình kết nối nguồn lực để hỗ trợ tâm lý cho trẻ em và các đối tượng liên quan trong cộng đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Theo Tiến sĩ Hoàng Trung Học, ngành Tâm lý học giáo dục tại Học viện Quản lý Giáo dục đào tạo bậc cử nhân đã trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản cần thiết. Sau khi ra trường, tùy thuộc vào đặc điểm công việc và vị trí nghề nghiệp của mình, các bạn có thể lựa chọn hướng đi phù hợp và hình thành năng lực chuyên sâu về lĩnh vực đó.
Đồng tình với quan điểm trên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thùy Trang nhấn mạnh rằng sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học giáo dục nên tích lũy cho mình những kỹ năng và thái độ như: khả năng lắng nghe, cảm thông, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, sự kiên trì, tôn trọng và tinh thần cầu tiến trong học hỏi, cũng như tính kiên nhẫn, để đáp ứng tốt yêu cầu của công việc thực tế.
Là cựu sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục tại Trường Đại học Quy Nhơn, bạn Châu Bình Nhi, hiện đang làm công tác tham vấn tâm lý tại Trường Trung học phổ thông FPT Quy Nhơn, tỉnh Bình Định chia sẻ, ngoài việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh, bạn còn phụ trách thêm các công tác liên quan đến dịch vụ học sinh, một lĩnh vực khá mới so với kiến thức đã học ở trường.
Bình Nhi cho biết, những kiến thức lý thuyết ở trường cung cấp nền tảng cho thực tiễn. Mặc dù sinh viên được thực hành để làm quen với phong cách của nhà tham vấn và áp dụng các kỹ năng trong quá trình tham vấn, nhưng trong thực tế, các trường hợp tiếp nhận không giống như tình huống đã thực tập ở trường. Bởi mỗi cá nhân là một câu chuyện riêng, với những nét đặc trưng khác nhau. Do đó, Bình Nhi càng phải nỗ lực học hỏi, rèn luyện mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cùng với những thay đổi trong đời sống xã hội, tầm quan trọng của sức khỏe toàn diện, bao gồm cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần ngày càng được chú trọng. Sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học giáo dục sẽ không quá khó khăn trong quá trình tìm việc làm. Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo tại trường, sinh viên không chỉ học một lĩnh vực duy nhất mà còn được trang bị nhiều kỹ năng để đáp ứng yêu cầu từ nhà tuyển dụng.
"Đối với nghề tham vấn tâm lý, hạn chế lớn nhất với sinh viên mới ra trường là thiếu kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu của thân chủ. Tuy nhiên, điều này không phải khó khăn cản trở, mà là yêu cầu các bạn cần vượt qua để tích lũy thêm kinh nghiệm trong công việc", nữ chuyên viên tâm lý tại Trường Trung học phổ thông FPT Quy Nhơn chia sẻ.
Theo Bình Nhi, sinh viên sắp tốt nghiệp nên chú trọng học tập tốt các kiến thức trên giảng đường và kỹ năng tin học văn phòng. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, các bạn cần trang bị thêm kiến thức thực tế. Nếu có thể, việc tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai sẽ rất hữu ích.