Sinh Viên Ăn Ngoài
Mọi sinh viên nước ngoài đều có quyền làm việc trong quá trình học tập nếu đăng ký theo học ở một cơ sở đào tạo cho phép sinh viên được hưởng Bảo hiểm xã hội (và sinh viên phải có thẻ lưu trú nếu không phải là công dân của một nước thuộc Liên minh châu Âu)
Con ăn nhà nội, bếp nhà bỏ không
Mâm cơm gồm rau muống xào, moi khô rang, thịt luộc chấm mắm tép, cà muối, bưởi chị Đỗ Thùy Linh sinh sống tại thành phố Toulouse nấu cho gia đình - Ảnh: NVCC
Hai vợ chồng chị Phan Thị Ngọc Anh (32 tuổi) có con trai học lớp 2. Từ lúc bé học lớp mầm chồi, anh chị đã chọn trường quanh nhà ông bà nội để ông bà nội đưa đón, trông giữ.
Cậu bé ăn cơm ở nhà nội. Hai vợ chồng ghé đón con mỗi ngày cũng có thói quen ghé vào ăn cơm mẹ chồng chị nấu, nên dù nhà có căn bếp to và không thiếu thứ gì, chị vẫn hầu như không đụng đến bếp.
“Sáng chồng đưa con đi học thì hai bố con ăn sáng cùng nhau ở quán. Trưa hai vợ chồng tự túc đi ăn. Bữa tối thì con đã có ba mẹ chồng tôi lo ăn uống. Vợ chồng tôi về sớm ghé đón con thì báo trước để mẹ chồng nấu thêm, không thì tự ăn tối ở ngoài”, chị Ngọc Anh cho biết.
Hai vợ chồng chị làm cùng một nơi, thỉnh thoảng buổi trưa cũng rủ nhau đi ăn, nhưng phần lớn cả hai vẫn ăn với đồng nghiệp cùng phòng ban hoặc đối tác công ty.
“Tháng mỗi người cũng hết 5-7 triệu ăn ngoài là ít. Có ba mẹ chồng lo ăn uống cho con, nhưng hai vợ chồng cũng tuần ghé mấy lần ăn tối, không góp tiền cho ba mẹ nhưng cũng mua gạo, mua đồ ăn bỏ tủ lạnh coi như đóng góp. Tính cả tiền ăn của con ở trường, một tháng 3 người chắc phải 17-18 triệu”, chị nhẩm tính.
Chị Ngọc Anh biết rằng gia đình mình đang ăn uống tốn kém gấp đôi hoặc hơn gia đình khác khi nói chuyện với đồng nghiệp khác cũng nấu ăn.
“Bạn tôi nhà có con nhỏ nhưng không có nội ngoại ở gần, phải nấu sáng, tối cho con ăn. Chi phí khoảng 200.000 đồng/ngày cho 3 người ăn bữa tối và một bữa sáng đơn giản.
Riêng bữa trưa, cả hai vợ chồng người làm kế toán, người làm quản lý nhà xưởng nên ăn cơm theo suất ăn đặt sẵn của công ty khoảng 30.000 đồng. Tháng mỗi người cũng chỉ hết 1 triệu tiền ăn trưa.
Thế nên họ cũng tiết kiệm được hơn nửa so với chi phí ăn uống của gia đình tôi khi không tự nấu ăn”, chị Ngọc Anh so sánh.
Về bài viết Món ăn trên app hấp dẫn cỡ nào mà 'dặn mẹ khỏi nấu nướng cho mệt', bạn đọc nhận thấy đặt món qua ứng dụng tiện lợi, nhanh chóng nhưng cũng lo ngại về việc chế biến.
Chị Xuka chia sẻ: "Tuy mùi vị đồ ăn bên ngoài hấp dẫn, gây thèm nhưng về lâu dài, cơm nhà vẫn ổn hơn".
Tuyên bố "Cơm nhà làm vẫn là chân ái", anh Anh Vũ viết: "Lâu lâu thưởng thức một lần còn được. Nên cân nhắc nếu dùng app đặt món thường xuyên, vì bên ngoài họ đa phần sử dụng đường, muối nhiều, không tốt cho sức khỏe. Chất lượng, nguồn gốc thực phẩm cũng là một vấn đề".
Bạn đọc khác cho rằng trước mắt, việc đặt món tiện lợi nhưng hệ quả là dùng rất nhiều túi ni lông, hộp nhựa và thải rất nhiều rác khắp hang cùng ngõ hẻm.
Tài khoản thie****@gmail.com kể câu chuyện trước kia do buôn bán nên cả nhà đều ăn cơm bụi. Ông nhận xét cơm bụi nhiều món nhưng không đủ no, tối phải ăn thêm mì gói, quà vặt… "Chỉ ước ao có bữa cơm gia đình đúng nghĩa", ông bày tỏ. Sau 3 năm, khi kinh tế ổn định, gia đình ông tranh thủ đi chợ nấu ăn, cả nhà vui, khỏe mạnh.
Đến giờ, các con ông vẫn cứ chiều chiều chạy xe về ăn cơm mẹ nấu. "Vợ tôi vui, yên lòng vì bữa cơm chỉ dưa, cà, rau luộc, bát canh cua, đĩa cá kho. Mà con lại nói ăn cơm mẹ mát dạ, không thấy đói", ông chia sẻ.
ĂN THỊT CHÚNG SANH, GIÚP NÓ SIÊU THOÁT?
Hỏi: Kính thưa Thầy, có một số tu sĩ ăn mặn, cứ mỗi tuần ăn khoảng 2, 3 con gà do phật tử mang đến cúng dường. Thấy chuyện lạ như vậy, con hỏi người phật tử, người ấy nói: “Vị tu sĩ ăn thịt gà như vậy sẽ trì chú và độ cho con vật ấy được siêu thoát”. Như vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Theo như trong các chùa Tịnh Độ dạy, mỗi khi muốn giết con vật gì thì gọi là quy y cho con vật ấy, trong nhà có đám tiệc giết gà, vịt, thì người cầm dao đọc bài chú Vãng Sanh ba lần rồi mới cắt cổ con gà, vịt. Với ý nghĩa khi con gà chết sẽ được siêu thoát về cõi Cực Lạc sung sướng hơn làm con gà, con vịt. Trong câu hỏi của con cũng có ý như vậy. Ăn thịt gà chỉ cần trì chú là con gà được siêu thoát. Đó là một lối lừa đảo, lường gạt người bằng những hành động cực ác. Ăn thịt loài vật mà trì chú để nó được siêu thoát!
Trong bài kinh Ước Nguyện, Phật dạy: “Nếu muốn ước nguyện một điều gì có lợi ích cho người và chúng sanh, thì mình phải giữ gìn giới luật nghiêm túc, không gián đoạn thiền định, phải có đạo hạnh đầy đủ, thích sống trầm lặng tại các trụ xứ không tịch, thì mới ước nguyện viên mãn”. (71)
Ngay cả giới luật đầu tiên thuộc giới đứt đầu (Ba la di) là giới sát sanh. Trong giới sát sanh, Phật dạy: “Không được giết hại chúng sanh, xui bảo người giết hại, thấy người giết hại vui theo”. Vị sư này ăn thịt chúng sanh, tức là xui bảo người khác giết hại cho mình ăn thịt. Người phật tử đem thực phẩm động vật cúng dường cho tu sĩ là có năm điều phi đạo đức, không có phước báo mà còn mang tội đoạ Địa Ngục (khổ). Còn vị sư ăn thịt chúng sanh phạm vào tội sát sanh thì trở thành ác quỷ, Ma Vương, chứ không phải là đệ tử của Phật. Đệ tử của Phật trong mỗi miếng ăn phải trải tâm từ bi khắp cùng, ăn không thấy, không nghe, không nghi.
Thấy thịt chúng sanh mà ăn được, đó là loài quỷ dữ chớ không phải là người tu sĩ đạo Phật. Loài ác quỷ thường đội lốt tu sĩ đạo Phật lừa đảo tín đồ, ăn thịt chúng sanh như loài cọp dữ. Thế mà gọi là độ siêu thoát chúng sanh, thì thật là lừa đảo những phật tử chưa thông suốt đường lối của đạo Phật.
Trong suốt cuộc đời tu hành của Thầy, thì chỉ thấy có một mình Hòa thượng Minh Châu dám nói thẳng: “kinh sách Đại thừa là giáo pháp của Bà La Môn đang tìm mọi cách diệt Phật giáo”, còn khắp trong nước chưa thấy có một vị Thầy nào dám nói thẳng, hầu như toàn bộ đều tiếp tay với Bà La Môn để diệt Phật giáo cho sạch. Bởi vậy, thấy đời sống của tu sĩ hiện giờ là biết Phật giáo còn hay mất. Phật giáo mất thì không còn (72) người tu chứng, chỉ còn chứng miệng và lưỡi mà thôi.
Quý phật tử muốn biết một vị Tỳ kheo đệ tử của Phật thì hãy xem giới luật của Phật, kẻ nào vi phạm giới luật, bẻ vụn giới luật là kẻ đó ma vương đội lốt Tỳ kheo đệ tử của Phật để lừa gạt quý phật tử. Hãy đề cao cảnh giác, tránh xa những kẻ phạm giới, phá giới. Cúng dường những kẻ Ma Vương Ba Tuần này chẳng được phước, mà còn làm suy đồi Phật giáo.
Ăn thịt chúng sanh mà còn gọi là chú nguyện cho chúng sanh siêu độ, cũng như lời của các Tổ Thiền tông: “Phóng sanh sa Địa Ngục, sát sanh được lên thiên đàng”. Đây là lời nói của ác quỷ, chớ không phải lời nói của người tu sĩ Đạo từ bi.
Hỏi: Kính thưa Thầy, lúc chết vào giờ xấu, cả gia đình lo cuống cuồng, nào là lễ bái, tụng kinh, trì chú thật nhiều để trừ khử giờ xấu đó. Suốt ba ngày đêm phải giết một trăm con gà, làm cỗ linh đình, mời cả làng đến ăn cỗ.
Sát sanh làm cỗ như thế, tụng kinh trì chú, để chống giờ xấu đó, vong linh mới được siêu thoát và người trong gia đình mới được lợi lạc, bình an. Thưa Thầy, có được như vậy không ạ? (73)
Đáp: Theo tinh thần của đạo Phật, đời người sanh ra có tốt, xấu, phước báo hay tai nạn, đều do những hành động nhân quả của chính mình đã gây tạo ra, chớ không phải do ai ban phước, giáng họa cho mình, mà cũng không phải vì tuổi tác xung khắc tốt, xấu hoặc ngày, tháng, năm tốt, xấu đem lại quả khổ cho mình. Bởi vậy, đạo Phật xem giờ, ngày, năm, tháng không có xấu, tốt. Xấu tốt là do hành động thân, miệng, ý của chính mình tạo ra.
Tùy theo sự văn minh của mỗi dân tộc trên hành tinh này mà phong tục, tập quán phát triển theo sự tiến hóa của môi trường sống. Lúc bấy giờ các nước Châu Á triển khai theo luật âm dương, bát quái, ngũ hành, dựa vào đó biên soạn kinh Thái Ất Dịch Số mới có những ngày, giờ tốt, xấu để con người kiêng cữ. Từ đó nó đã biến thành một mê tín có sách vở, có nghiên cứu rất tinh vi, khiến cho mọi người có trình độ kiến thức cao như những nhà khoa học và bác học vẫn phải tin theo, không có một lý luận nào chống trái, bắt bẻ, dù dựa vào khoa học cũng không bài bác, cho là mê tín được. Nhưng chúng ta phải biết, đó là một loại mê tín của văn minh người cổ xưa có bài bản.
Đối với đạo đức nhân quả, thì những “văn minh” này đã khiến cho con người duy trì và làm những điều phi đạo đức. Một người chuyên làm những điều ác đức, giết hại biết bao nhiêu người khác và loài thú vật chỉ vì tư lợi cá nhân của (74) mình, vì chiếc ngai vàng của những nhà vua độc tài, nếu xem ngày, giờ tốt, xấu trong mọi việc làm mà đạt được như ý nguyện, thì những người giàu có và các quan, vua chúa sẽ không bao giờ có tai nạn, bịnh tật, tử vong, mất nước hay sao?
Nếu xem ngày, giờ tốt, xấu trong mọi việc làm, mà đạt được như ý nguyện, thì con người trên hành tinh này sẽ trở thành những ác thú hung dữ. Tàn sát lẫn nhau mà không gớm tay. Ví dụ, một người ăn trộm hoặc ăn cướp, giết người cướp của, chỉ cần đi xem ngày, giờ tốt xấu, rồi đi ăn trộm, ăn cướp mà không bị bắt và không bị tù tội, thì thử hỏi con người trên thế gian này làm sao còn sống được vì nạn trộm cướp. Do vậy, chúng ta biết đó là một loại mê tín có sách vở, từ loại mê tín có sách vở này, mới sản xuất ra các loại sách bói khoa, chiêm tinh, tiên tri, v.v…
Phật giáo ra đời không chấp nhận những điều mê tín phi đạo đức này, vì đạo Phật xây dựng giáo lý của mình trên một nền tảng đạo đức nhân bản công bằng và công lý. Một đạo đức không giai cấp, không quân tử, không anh hùng cá nhân, chỉ biết sống bình đẳng với mọi con người và thương yêu tất cả chúng sanh, không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh, đó là một đạo đức công bằng nhất trên thế giới ngày nay. Nếu mọi người đều thực hiện và áp dụng vào đời sống hằng ngày thì hành tinh này là một cõi Thiên Đàng của loài người. (75)
Nếu đạo đức này được áp dụng vào đời sống của loài người, thì thế giới siêu hình không còn có nữa, những kinh sách xem ngày, giờ tốt, xấu và những loại sách bói khoa, chiêm tinh, tiên tri sẽ bị đốt sạch, vì con người không ai còn tin nữa. Ngày, giờ, năm, tháng không có tốt, xấu; tốt, xấu là do con người đặt ra để kiêng cữ thế này thế khác, nhưng kiêng cữ có được tai qua, nạn khỏi, bịnh tật tiêu trừ hay không? Chắc là không rồi, nhưng tại sao người ta lại tin? Người ta tin chỉ vì không hiểu rõ, còn mờ mịt, u tối, vô minh, không thấy đó là những điều phi đạo đức, làm lợi cho mình mà hại biết bao nhiêu người khác.
Sanh ra làm người là do từ nhân quả. Sống và lớn lên trong môi trường nhân quả, chung đụng với các pháp nhân quả, nên luôn luôn phải có những hành động nhân quả để đối phó xử sự mọi sự việc trong thiện pháp, mới có thể biến cảnh sống “Địa Ngục” thành “Thiên Đàng”. Có thân này là thân nhân quả, thân nhân quả là vô thường, biến dịch thay đổi, thì có ai tránh khỏi bịnh tật, tai ương trong môi trường nhân quả này không? Nếu biết rằng không ai tránh khỏi luật nhân quả, sao lại còn bày chi luật âm dương dịch số, xem ngày, giờ tốt, xấu, tuổi tác, vận mạng, để lừa đảo, lường gạt người khác một cách vô đạo đức như vậy? Xét lại bản thân của những người bấy lâu nay làm điều gì đều phải xem tuổi tác và ngày, giờ tốt, xấu, thì có mấy ai đã đạt được kết quả tốt đẹp hoàn toàn bao giờ chưa? Có ai xem (76) tuổi tác và ngày, giờ tốt, mà không có bịnh tật, hoặc tránh được tai nạn không?
Nếu xét cho kỹ, sự được, mất là do hành động nhân quả thiện, ác của mình, chớ không phải do tuổi tác ngày giờ tốt, xấu. Đây cũng là một trò tưởng giải của loài người, tự gạt, tự dối mình, tự lừa đảo mình mà không hay. Không biết, cho nên người ta bảo rằng đó là “văn minh của người xưa”. Thì ra trí hữu hạn của con người không giải quyết được những điều không hiểu, mà lại đầy ắp tâm tham vọng, mong cầu, ao ước một cuộc sống trên hết mọi người, không có ai bằng mình được về mọi mặt. Với tâm tham vọng đó, con người tưởng giải ra các pháp mê tín để an ủi tinh thần mình, nuôi hy vọng tương lai, tạo cho mình có một cuộc sống ảo tưởng, nuôi bản ngã càng ngày càng vĩ đại hơn.
Những giáo pháp này đã đưa con người sống không thật với chính họ và với mọi người. Cũng vì thế, đời người vốn sanh ra trong môi trường nhân quả đã đau khổ lại càng khổ đau hơn. Kinh sách mê tín, lừa đảo người, đã biến thành một nghề sống cho những người lười biếng, muốn “ngồi trong mát ăn bát vàng”, bằng cách lường gạt người khác, chỉ có những người vô minh, mê mờ, thiếu đạo đức nhân quả, đầy lòng tham vọng thì mới tin theo.
Người đệ tử chơn chánh của Phật giáo không bao giờ bị lường gạt, bởi họ được giáo dục và trang bị một “đạo đức nhân quả” rất đầy đủ mọi (77) hành động không làm khổ mình, khổ người. Còn những kẻ tự xưng là đệ tử của đức Phật, được học tập giáo lý và nghiên cứu kinh sách Đại thừa mê tín, phi đạo đức, thì những tu sĩ này là những thầy xem ngày, giờ tốt, xấu; còn tín đồ cư sĩ Phật giáo thì lại mê tín, hễ có điều gì thì đi xem tuổi tác, ngày, giờ để tránh tai bay, vạ gió. Thế là những gì mê tín, dị đoan, lạc hậu đều do trong nhà chùa bày vẽ ra, và cũng từ đó đạo Phật mất đi nền đạo đức nhân bản quý giá nhất của loài người.
Đức Phật đã xác định: không có thế giới siêu hình, không có ai cứu khổ, cứu nạn cho ai, không có ngày, giờ tốt, xấu. “Ta cũng không cứu khổ cho các con được, các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi”, đây là lời di chúc cuối cùng của đức Phật, khi Ngài sắp nhập diệt. Thế mà, kẻ nào đã dạy tụng kinh, trì chú, để trừ khử cái giờ xấu đó, hoặc cầu an, cầu siêu cho gia đạo bình an và linh hồn được siêu sanh Tịnh Độ, là kẻ đó dám phỉ báng đạo Phật (chuyện không có dám mạo nhận Phật dạy). Chúng tôi tin rằng, một ngày kia người ta sẽ lần lượt phát giác ra sự gian xảo đó, không ai có thể che dấu mãi được.
Lời dạy tụng kinh, trì chú trên đây, đối với Phật giáo là một điều phi đạo đức, phi Phật giáo. Người tín đồ Phật giáo chân chánh sẽ không chấp nhận những điều mê tín, trừu tượng, mơ hồ, không rõ ràng, thiếu thực tế. Chỉ có kẻ ngu si mới không biết đó là thế giới tưởng (thế giới do (78) tưởng ấm tạo ra). Ngày, giờ tốt, xấu cũng do tưởng ấm tạo ra, dựa vào sự hoạt động luân hồi (tuần hoàn) của luật vô thường, nhân quả, để tiên đoán quá khứ, vị lai và hiện tại của kiếp sống con người. Họ nói có khi đúng, cũng có khi sai. Đúng là nhờ tưởng ấm sử dụng không có thời gian và không gian, giao cảm được mọi sự kiện nghiệp lực của nhân quả cũ; không đúng là vì luật nhân quả di dịch, thường hay thay đổi do hành động thiện ác của con người, khiến cho nghiệp lực nhân quả cũ được thay đổi theo không ngừng nghỉ. Do đó, các nhà tiên tri không thể nào tiên đoán trúng được 100%. Mặc dù kinh sách dịch số, chiêm tinh biên soạn rất công phu, dựa vào luật âm dương, bát quái tính toán rất tinh vi, giống như khoa học. Nhưng nó không phải là khoa học, nó chỉ là khoa tưởng tri của con người dựng lên, để giải quyết những ước vọng và giải quyết sự ngu dốt của con người. Càng giải quyết ước vọng, lại càng khổ đau hơn; càng giải quyết sự ngu dốt, lại càng ngu dốt hơn. Bởi vì những điều được dựng lên đều do tưởng tri tạo ra. Việc làm đó chỉ là một nguồn an ủi tinh thần, chẳng có gì ích lợi thiết thực cả, còn làm hao tài, tốn của và công sức rất nhiều của con người.
Khi sống làm những điều ác đức, đến khi chết nhằm vào giờ xấu, tức là quả báo hiện tiền, cớ sao lại trốn chạy, tránh né? Dựa vào thế giới tưởng, tụng kinh, trì chú, nhưng làm sao mà tai qua, nạn khỏi cho được. Đối với đạo Phật, những kẻ làm như vậy là những kẻ không đạo đức, (79) không phải là đệ tử của Phật. Họ là những kẻ hèn nhát, tự làm khổ mình và làm khổ kẻ khác, khi gặp khổ lại trốn chạy, tránh né.
Làm một điều ác, khiến cho người khác và chúng sanh đau khổ, khi thời tiết nhân duyên đủ, thì phải chịu lấy quả khổ, đừng hòng chạy chữa nơi đâu mà thoát khỏi. Luật nhân quả rất công bằng, không thiên vị một ai. Chỉ có vui vẻ nhận quả khổ đó (với lòng hối hận về những việc ác mà mình đã tạo khổ cho mình, cho người và cho chúng sanh) để sau nầy không còn làm ác nữa, mới có thể chấm dứt quả khổ.
Người đệ tử của Phật, trước cảnh khổ vẫn vui vẻ đón nhận lấy, không hề than thở, oán trách ai hết, cũng không chạy chữa, cúng bái, cầu khấn, van xin; không đi xem ngày tốt, xấu để tránh quả khổ, mà còn đón lấy với sự hân hoan, để tư duy những điều ác của mình đã làm qua, rút kinh nghiệm để tránh không làm điều ác nữa. Đó là những điều Phật dạy chân chánh, để con người đối xử với con người, con người đối xử với tất cả chúng sanh, biến thế gian này thành Cực Lạc, Thiên Đàng.
Dạy trì chú, tụng kinh, cầu cúng để tai qua, nạn khỏi; dạy xem ngày giờ tốt, xấu để mang đến phước báo, tài lộc đầy nhà, đó là một giáo pháp phi đạo đức, phi nhân quả, không thấu suốt lý nhân quả nên dạy những điều bất công, ngồi không mà muốn làm giàu; làm điều ác mà muốn tránh quả khổ. Đó là kinh sách lừa đảo, lường gạt (80) người khác có bài bản, tạo ra những hình thức rất cụ thể, giống như khoa học hiện đại, để dễ bề lừa đảo người có học thức. Nhưng chúng chỉ lừa đảo được những người thiếu đạo đức nhân quả. Người có đạo đức không bao giờ chấp nhận và làm theo lời dạy trong kinh sách này.
Nghề xem ngày, giờ tốt, xấu và chiêm tinh, bói khoa hiện giờ cũng rất thịnh hành, không những với người ngu dốt mê tín, mà còn với những người có trình độ học thức vẫn bị lừa đảo. Chỉ riêng đối với những người tu sĩ đạo Phật chân chánh, tu tập “Giới, Định, Tuệ”, thì không bị lừa đảo, còn ngoài ra, phải nói là tất cả mọi người, không ai tránh khỏi loại kinh sách này.
Dạy sát sanh 100 con gà, làm cỗ linh đình, cúng tế, mời cả làng đến dự tiệc, để trừ khử cái giờ chết xấu đó. Khi chết vào giờ xấu, chứng tỏ người này lúc còn sanh tiền đã làm những điều ác đức, tạo khổ người, khổ chúng sanh. Muốn chuyển quả khổ đó mà lại giết thêm 100 con gà, tức là tạo thêm một trăm cái khổ nữa, quả khổ chồng thêm 100 quả khổ khác nữa, thì làm sao gọi là trừ khử giờ xấu đó, để vong linh được lợi lạc. Xét cho tận cùng, đó là một điều dạy ác đức, không thể giải khổ cho người chết được, vô tình thiếu trí tuệ, bị lường gạt làm điều ác, đoản mạng chúng sanh. Vậy là vô tình tạo thêm tội khổ cho vong linh, và còn phải đọa nhiều kiếp khổ đau nữa.
Đứng trên góc độ nhân quả, hễ làm một điều ác thì phải mang lấy một quả khổ, càng làm bao (81) nhiêu điều ác, thì chồng lên bấy nhiêu quả khổ, phải chịu lấy, không thể xem ngày, giờ tốt, xấu mà tránh được, cũng không thể cầu cứu với ai mà cứu khổ được.
Do đó, nếu trong cuộc sống hằng ngày cứ làm thiện, đừng làm khổ mình, khổ người, cảnh giác từng hành động thân, miệng, ý luôn thanh tịnh, thì chuyển tất cả quả khổ ở quá khứ, mang lại hạnh phúc an vui cho mình, cho người trong cuộc sống hiện tại. Chẳng cần xem ngày giờ tốt, xấu, muốn làm điều gì (không đem lại khổ đau cho mình, cho người) thì ta cứ làm. Ngày giờ nào cũng tốt, cũng lành, chẳng cầu cúng ai hết, cũng chẳng tụng kinh, trì chú gì cả. Đó chính là những điều Phật dạy, các phật tử cần nên ghi nhớ, dù đệ tử cư sĩ hay tu sĩ cũng phải ghi khắc trong lòng, đừng nghe theo tà thuyết ngoại đạo, làm những điều phi đạo đức nhân quả, không xứng đáng là đệ tử của Phật. Phải quyết tâm, chặn đứng những hành động lừa đảo, gạt người; và thẳng tay đốt sạch những kinh sách mê tín, trừu tượng phi đạo đức, để tránh sự hao tài, tốn của của đồng bào phật tử cả nước và mọi người trên thế giới. Luôn luôn phải sống đúng đạo lý nhân quả, thiện ác phân minh rõ ràng, để đem lại mình vui, người khác vui. Đó là chân giải thoát của đạo Phật.
Người giữ gìn và sống đúng đạo đức nhân quả là đệ tử chân chánh của đức Phật, sống một đời sống trầm lặng, thanh thản, an lạc, yên vui. (82)
Hỏi: Kính bạch Thầy, giết những con vật phá hại, hoặc kẻ ác… (chuột bọ sâu kiến….) HT dạy là không tội? Con đặt nghi vấn:
1- Nếu nặng, do lợi ích cho riêng mình (lòng ích kỉ, đố kị).
2- Nếu nhẹ, bản thân mình làm nhưng mang lại lợi ích cho nhiều người. Thêm vào đó mình chưa ly dục, ly ác pháp. Một nhân quả rất công lý và công bằng, thì tránh sao khỏi không bị chi phối??? Khởi niệm giết là chịu nhân một hành động rồi. Nhân quả vậy mà.
Đáp: Trong Giới luật của Phật có hai nghĩa:
Đứng trên giới luật của Phật mà nói thì nó là pháp luật nhân quả, mà pháp luật của nhân quả thì áp dụng cho muôn loài vạn vật trên hành tinh này rất bình đẳng và như nhau. Khi nói đến nhân quả là phải nói đến môi trường sống. Mà hễ nói môi trường sống thì phải nói đến một đạo luật công bằng và công lý.
Chuột, bọ, sâu, rầy, kiến… là một loài động vật như bao nhiêu loài động vật khác, trong đó có con người, chúng cũng có một sự sống như bao nhiêu sự sống khác, chúng cũng biết đau khổ, biết sợ chết… Vì thế, vô cớ mà chúng ta xâm phạm (83) đến đời sống của chúng và còn tìm chúng giết hại, thì dù là một con kiến, con trùng, con dế, v.v… vẫn bị kết tội nặng cũng như giết một mạng người. Đó là pháp luật nhân quả định tội, có định tội như vậy mới là một đạo luật công bằng. Ngược lại, chúng xâm chiếm vào đời sống của chúng ta, phá hại mùa màng do công lao của chúng ta làm ra bằng mồ hôi nước mắt, thì chúng ta có quyền bảo vệ sự sống của chúng ta, bằng cách diệt trừ kẻ ác để tự vệ, không những riêng cho chúng ta mà còn bao nhiêu loài vật khác nữa. Luật nhân quả phải công bằng trên vấn đề này, vì loài sâu bọ, chuột đang phá hoại mùa màng và đang giết người và giết các loài vật khác, chúng ta và các loài vật khác sẽ bị chết đói.
Đứng trên công lý, những loài sâu bọ, côn trùng, chuột, v.v… có tội trộm cướp và cố sát loài người và loài vật khác, tội ấy là tội tử hình, như vậy chúng ta giết các loài sâu bọ, chuột để tự vệ, bảo toàn sự sống của mình và các loài vật khác, thì bất cứ một pháp luật nào chúng ta cũng đều là người vô tội.
Ví dụ: Một nước đang bị ngoại xâm, toàn dân nước ấy đứng lên chống ngoại xâm, giết giặc, tức là giết người mà không có tội, còn kẻ cướp nước kia mới là kẻ có tội. Tại sao vậy? Tại vì môi trường sống chung thì phải được bảo vệ, để cho mọi loài động vật trên hành tinh này được sống bình đẳng và an ổn, vì thế, phải diệt trừ những loài vật phá hoại môi trường sống. Luật nhân quả sẽ công bằng trị tội, nếu ai phá hoại môi trường (84) sống sẽ tự chuốc hậu quả. Loài côn trùng, sâu, bọ, chuột, v.v… do nhân chẳng lành mà chúng phải trả quả là chúng ta diệt chúng, đó là luật nhân quả rất công minh. Đối với kẻ có tội trộm cướp, giết hại sự sống của loài người, thì pháp luật thế gian cũng đều kết án tử hình, huống là luật nhân quả. Do đó, ta giết hại côn trùng phá hại mùa màng của ta là không có tội.
Hỏi: Kính bạch Thầy, nuôi con đến khi khôn lớn, dựng vợ gả chồng, làm lễ cưới thật to linh đình, cũng phải giết thật nhiều chúng sanh, liệu làm ác như vậy, hạnh phúc của đôi uyên ương có được phúc báo không, thưa Thầy?
Đáp: Theo luật nhân quả, giết hại chúng sanh, làm cỗ linh đình để đãi tiệc mọi người, khiến cho mọi người ăn uống, vui cười, thỏa thích, trong lúc bao nhiêu con vật phải chịu đau khổ và chết một cách thảm thương là điều nên tránh. Trước cảnh đau khổ và chết thảm khốc của loài vật như vậy, nếu một người có lòng thương yêu mọi người và mọi vật, thì thử hỏi làm sao mà họ thấy hạnh phúc an vui được? Ai nỡ lòng nào ăn thịt chúng sanh mà vui cười được? (85)
Một ông vua lấy đức trị dân, thương dân như con của mình thì ngai vàng rất vững chắc, chẳng có ai chống đối, mà họ còn dám chết, hy sinh vì nhà vua (nhà vua sống rất an lạc và hạnh phúc). Ngược lại, một ông vua lấy uy quyền trị dân, thường nghi ngờ, bắt dân ra giết hại, hoặc tù tội giam cầm về tội trộm cướp, nhưng không chịu tìm nguyên nhân trộm cướp đó do đâu sanh ra. Phải chăng đó là sự bất công của quan liêu bóc lột và hà khắc dân chúng? Đến khi dân chúng thường nổi lên chống đối lại nhà vua, nay chỗ này, mai chỗ khác, thì thử hỏi ngai vàng của nhà vua có vững chắc không? Và nhà vua ngồi trên ngai vàng có giống như ngồi trên đống lửa không?
Làm ác, làm đau khổ chúng sanh, thì không có ai mà hưởng hạnh phúc, an vui được, dù là vua chúa có đầy đủ uy quyền, vẫn phải sống thọ khổ, huống là những người dân tầm thường như chúng ta làm sao thoát khỏi được.
Từ xưa đến giờ, xét lại trong đời sống con người, có cặp vợ chồng nào sống an vui, hạnh phúc trọn vẹn đâu? Họ đều có sự vui, sự buồn, nghịch ý, trái lòng, bất toại nguyện, nhưng họ cũng chẳng biết nguyên nhân nào mang đến sự vui buồn này. Họ không có lối nào thoát khỏi quả báo được, vì cuộc sống là như vậy, nên đành phải tùy thuận, nhẫn nhục, để sống với nhau cho đến ngày đầu bạc, răng long, nằm xuống lòng đất, mà chưa có phút nào gọi là được thanh thản, an lạc nhất. (86)
Chỉ vì mọi người chưa thông suốt lý nhân quả, chưa biết đạo đức nhân quả, nên mọi hành động làm theo lòng ham muốn của mình, tạo ra biết bao nhiêu điều làm ác, để rồi phải gánh chịu quả khổ do chính mình tạo ra, suốt đời này đến đời khác, mãi mãi cứ loanh quanh trong vòng nhân quả luân hồi, mà chẳng biết đường nào ra, mù mịt như người đi trong đêm tối, như người đi lạc trong rừng sâu. Chỉ vì không thấu rõ luật nhân quả, mà thế giới của loài người là thế giới đau khổ, vui đó rồi buồn đó, cười đó rồi khóc đó, v.v…
Cha mẹ làm đám cưới linh đình cho con, giết hại chúng sanh rất nhiều, tưởng làm như vậy là tạo hạnh phúc, vinh hạnh cho mình và cho con cái, nhưng nào ngờ, những việc làm này đã mang lại cho con cái những nỗi bất hạnh mà chúng phải chịu lấy sau này, không thể nào tránh khỏi, vì luật nhân quả có vay, phải có trả. (87)
Bán các món ăn vặt cho học sinh là hình thức kinh doanh kiếm được rất nhiều lợi nhuận. Nhất là những tiệm tạp hóa ở gần trường học, khu dân cư đông đúc. Dưới đây, VinShop sẽ giới thiệu tới bạn TOP 10+ sản phẩm không chỉ thơm ngon, dễ bán mà còn rất hợp thị hiếu của học sinh, sinh viên hiện nay.
Bánh khoai tây Win Win là món ăn chơi không thể thiếu trong list danh sách các món ăn vặt cho học sinh được yêu thích nhất. Sản phẩm được VinShop nhập khẩu trực tiếp từ công ty WIN WIN Food Industries SDN BHD - WIN WIN Food (Malaysia).
Dòng bánh này hiện có 10 hương vị, được yêu thích nhất phải kể tới: vị rau, vị hải sản, vị ngô ngọt,... Thành phần chính của bánh chủ yếu là bột mì, khoai tây tươi và các loại gia vị. Đảm bảo cung cấp hàm lượng cao tinh bột, chất xơ, vitamin B2, canxi,... bổ sung năng lượng, tốt cho tiêu hóa, giảm cảm giác thèm ăn, giúp xương phát triển khỏe mạnh.
Ngoài ra, sản phẩm được sản xuất theo công nghệ nướng chuyên biệt, 65% ít béo, không có chất béo chuyển hóa hay cholesterol. Bánh khoai tây Win Win cũng đã được Chính phủ Singapore chứng nhận Healthier Choice và đạt được các chứng nhận khác như: chứng chỉ HACCP & GMP, ISO 22000,...
Khi ăn bạn sẽ thấy bánh không hề bị ngấm dầu, đảm bảo thơm ngon, giòn rụm, thấm gia vị hoàn hảo. Cùng với màu sắc bắt mắt của miếng bánh tạo sự kích thích vị giác khi thưởng thức và dư vị còn đọng lại sau khi ăn.
Bắp rang GPR có 4 hương vị nổi bật gồm: vị thịt nướng, vị phomai, vị caramel, vị socola. Đây là dòng sản phẩm có xuất xứ từ công ty Global Premium Resources Sdn Bhd - GPR Food (Malaysia).
Loại bắp rang này được đóng gói nhỏ 40g tiện lợi cho mỗi lần sử dụng. Giá thành rẻ, hương vị thơm lừng, bắp nổ đều và giòn giòn. Do đó, không chỉ làm các bạn học sinh say mê mà cả người lớn cũng phải ghiền món ăn vặt này.
Nhắc đến những món ăn vặt cho học sinh thì không thể bỏ qua ô mai giun. Ô mai được làm từ sợi đu đủ tươi, tẩm ướp vị rồi đem đi sấy. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị dai giòn sần sật, có vị chua chua, ngòn ngọt, ăn phát ghiền ngay lập tức.
Món mì trẻ em đã đi theo chúng ta suốt thời còn ngồi ghế nhà trường. Tuy nguyên liệu vô cùng đơn giản, chỉ là vụn mì giòn tan và gia vị thôi nhưng đã lỡ mua rồi thì cứ vài phút lại phải "chóp chép" 1 lần mới chịu được! Mỗi gói mì này trên thị trường hiện có giá chỉ từ 500 – 1000 đồng thôi.
Nói đến các món ăn vặt cho học sinh, không thể bỏ qua trà sữa. Thức uống này xuất hiện ở mọi nơi, từ những quán vỉa hè, cổng trường cho đến những chuỗi cửa hàng trà sữa. Tuy nhiên, giá bình quân cho mỗi ly trà sữa cũng chỉ rơi vào khoảng trên dưới 30.000 đồng. Đây chính là một lựa chọn hợp lý, vừa với túi tiền của học sinh - sinh viên.
Trà sữa ngày nay có đa dạng chủng loại, hương vị. Từ trà sữa trân châu cho đến trà sữa trái cây, trà sữa thạch phô mai cho người dùng thỏa thích đổi vị. Ngoài ra, còn có trà sữa dạng gói tự pha, trà sữa lon, trà sữa Trung Quốc đóng hộp sẵn (The Alley, Xiang Piao Piao,...) rất tiện dụng.
Chỉ với những nguyên liệu đơn giản như: bánh tráng cắt sợi, tôm khô chiên mỡ/con ruốc, phổi bò cháy, bò khô, trứng cút, rau răm, đu đủ chua sợi, đậu phộng,… nhưng khi trộn đều với nước sốt me ngọt món ăn lại mang một hương vị thơm ngon khó cưỡng, ăn hoài không chán.
Các lát trái cây sấy được đựng trong lọ hoặc túi zip tiện lợi cho việc sử dụng, bảo quản. Sản phẩm có cả dòng sấy giòn và sấy dẻo, tùy từng loại sẽ có mùi vị khác nhau. Không chỉ thơm ngon, trái cây sấy còn cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất, polyphenols,... giúp cải thiện lưu lượng máu, cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, làm giảm sự nguy hại từ sự oxy hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bánh tai heo có hình dạng lát mỏng, tròn, nhìn tựa như tai của con heo. Bánh có những đường sọc xoáy tròn đan xen giữa màu trắng sữa và màu nâu nhạt trông rất lạ mắt. Bánh được làm từ: bột mì, đường cát, sữa đặc, trứng gà, bơ, vani, dầu ăn,.... và chế biến theo phương pháp chiên giòn.
Bánh tai heo được nhiều bạn trẻ yêu thích vì hương vị thơm ngon, mằn mặn với lớp giòn tan có thêm trứng, sữa. Bánh phù hợp để ăn vặt, dùng cho những buổi trà chiều hay cả những lúc gia đình, bạn bè tụ họp.
Nui sấy giòn ăn cực vui miệng và đặc biệt là cực gây nghiện với vị mặn ngọt đan xen. Cứ đến giờ ra chơi là các bạn học sinh thi nhau săn đón. Ngày nay, nhiều nhà sản xuất đã cho mắt phiên bản nâng cấp với nui chiên lắc khô bò, khô gà lá chanh,… đáp ứng được khẩu vị của các tín đồ ẩm thực.
Chân gà cay là món ăn vặt cho học sinh cực kỳ phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Những chiếc chân gà to béo mập mạp được ngâm cùng ớt cay chỉ có ở Trung Quốc tạo nên hương vị hấp dẫn. Với các tín đồ của vị cay thì đây là món cực kỳ lý tưởng để nhâm nhi cùng với bạn bè. Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng, đóng gói tiện lợi, chỉ cần bóc ra là đã có thể thưởng thức ngay.
Kẹo kem Thỏ Trắng không chỉ dành riêng cho trẻ em mà còn được rất nhiều người lớn ưa chuộng. Không giống như những loại kẹo khác, khi ăn bạn sẽ phải nhai. Còn riêng đối với kẹo kem này chúng sẽ tự tan dần. Lúc này bạn sẽ thấy được vị kem tan chảy, béo ngậy trong khoang miệng.
Bản chất của bánh que Pocky là những chiếc bánh quy dài, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp kem socola, trà xanh, kem sữa,... tạo cảm giác thích thú khi ăn.
Cắn một miếng bánh bạn sẽ cảm nhận trọn vẹn sự hòa quyện giữa vỏ bánh giòn rụm với nhân kem thơm béo. Sản phẩm có chứa những giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: calo, carbohydrate, sodium, đường, protein, chất béo bão hòa,.... Trong đó, 100g bánh que Pocky sẽ chứa khoảng 400 - 500kcal.
Hy vọng với những món ăn vặt cho học sinh mà VinShop gợi ý đã giúp bạn có thêm ý tưởng kinh doanh cho cửa tiệm của mình. Tải app VinShop và nhập các loại sản phẩm ăn vặt tại đây, chủ tiệm sẽ không còn lo lắng về chất lượng sản phẩm và giá cả. Đặc biệt, chủ tiệm còn nhận được chiết khấu cao, nhiều ưu đãi hấp dẫn và hỗ trợ quản lý cửa hàng bằng các tính năng thông minh.
1.001 món cơm nhà ngon lành được một hội nhóm chia sẻ - Ảnh: Hội Thích Ăn Cơm Nhà Mẹ Nấu
“Nói ra thì ngại. Hai vợ chồng tôi không nấu nướng, mà đặt đồ ăn mỗi ngày nên không có khái niệm ăn cơm nhà. Ban đầu thì do công việc bận rộn, múi giờ sinh hoạt lệch nhịp. Sau này thì thành thói quen mà giờ muốn sửa cũng chưa sửa được”, chị Ngân chia sẻ.
Chị cho biết thời gian đầu kết hôn thì chồng chị vẫn còn làm việc cách nhà khá xa, gần 30km. Anh đi làm lúc 6h sáng và thường về đến nhà lúc 19h. Còn chị do đặc thù công việc thoải mái giờ giấc, có thể sáng chị đi làm rất trễ nhưng nhiều khi phải ở văn phòng đến tận 20-21h nên hai vợ chồng thường mạnh ai nấy ăn.
“Đây một phần cũng là thói quen từ lúc cả hai còn độc thân. Giờ giấc làm việc của tôi ở văn phòng khá lộn xộn. Tôi lại sống một mình một thời gian dài nên hầu như không nấu ăn.
Chồng tôi lại là một người khó ăn uống, chỉ thích ăn mấy món cầu kỳ và phải khéo tay. Lúc đầu tôi cũng nghĩ vợ chồng muốn thành một gia đình thì phải nấu nướng, ăn uống cùng nhau nên cũng có nấu ở nhà, nhưng không hợp khẩu vị nên ảnh cũng chỉ ăn lấy lệ”, chị Ngân nói về nguồn cơn của việc nhiều năm sau kết hôn gia đình chị không có công việc mang tên bếp núc.
Hai vợ chồng chị nói chuyện thẳng thắn với nhau, thấy người mất công mà người còn lại cũng không ăn ngon miệng. Họ đi đến quyết định là ăn ngoài cũng được, làm sao cả hai thấy thoải mái là được. Lúc nào cùng ở nhà, chị với chồng đều đặt chung một đơn rồi ngồi vào bàn ăn chung với nhau.
Nhưng đánh đổi cho sự thoải mái đó là nhà chị dù chỉ có hai vợ chồng vẫn tiêu gần hết một đầu lương cho chuyện ăn uống.
“Ăn ngoài, mà nhất là với thói quen đặt đồ ăn trên app, phải tốn gấp ba. Ăn được tô phở cũng phải 80.000 - 90.000 đồng. Rẻ hơn thì nhìn phần ăn nghèo nàn lắm, cũng không ăn được.
Buổi trưa hay đi ăn trưa với bạn bè, đồng nghiệp thì lúc 200.000 - 300.000, khi nào ăn buffet thì 500.000 - 700.000 là bình thường. Tính sơ sơ, cả hai tốn chừng 7-8 triệu tiền ăn mỗi người”, chị Ngân chia sẻ.
Đôi khi ngồi suy nghĩ, chị cũng tiếc tiền, vì nếu nấu ăn ở nhà, ăn cơm nhà có thể tiết kiệm cả chục triệu và dành dụm để mua thêm tài sản nào đó.
“Thường thì thói quen xấu dễ học và khó bỏ lắm. Nhiều năm không nấu ăn, muốn duy trì việc bếp núc thành một thói quen rất khó. Nhất là khi cả hai vẫn cứ người đi sớm, người về trễ như hiện tại.
Ngày nghỉ, hai vợ chồng hay dắt nhau đi các khu mua sắm hoặc quán xá đặc biệt, có khi còn tốn hơn cả ngày thường.
Tôi cũng không biết là nếu sinh con thì sẽ nấu nướng như thế nào. Nhưng hiện tại cả hai vợ chồng vẫn chưa có ý định có em bé”, chị Ngân thú nhận.