Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh tại Hà Nội, ngoài ngoại hình xinh đẹp, thông minh bà còn là một nữ doanh nhân, tỷ phú, tổng giám đốc của Vietjet Air. Bên cạnh đó Bà còn giữ chức Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank, cổ đông sáng lập Sovico Holdings, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phú Gia, Chủ tịch Công ty địa ốc Phú Long.

Ông Trần Bá Dương – Chủ tịch THACO

Ông Trần Bá Dương là người sáng lập và cũng là Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn trường Hải( THACO). Ngoài ra ông còn được biết với tư cách Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh.

Ông Trần Bá Dương nhận được nhiều danh hiệu và giải thưởng như: Huân chương lao động hạng nhất năm 2018, Huân chương lao động hạng nhì…và nhiều bằng khen khác.

Ông Trần Bá Dương được Forbes công nhận sở hữu khối tài sản 1.7 tỷ USD xếp thứ 1349 thế giới.

Ông Trần Bá Dương được biết đến là một CEO nổi tiếng Việt Nam trên lĩnh vực kinh doanh oto từ những năm 1997. Hiện nay THACO là một công ty lớn nhất Việt Nam với thị phần khoảng 32%, THACO không chỉ hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh mà cả lắp ráp các thương hiệu như Kia, Mazda, Peugeot được nhiều khách hàng ở Việt Nam lựa chọn yêu thích.

Giám đốc Tài chính Vinamilk Lê Thành Liêm

Ông Lê Thành Liêm hiện tại đang giữ vị trí Giám đốc điều hành Tài chính Kiêm Kế toán trưởng, Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM).

Ông Liêm sinh năm 1973 với 24 năm gắn bó với Vinamilk từ năm 1994.

Chân dung giám đốc Tài chính Vinamilk Lê Thành Liêm

Ông Lê Thành Liêm tốt nghiệp Cử nhân kinh tế chuyên ngành Kế toán tài chính các doanh nghiệp tại Trường Đại học Tài chính Kế toán TP. HCM. Sau đó ông tiếp tục học lên Thạc sỹ Tài chính và Thương mại Quốc tế tại Trường Đại học LEEDS METROPOLITAN (Vương quốc Anh) liên kết với Học viện Tài chính.

- Tháng 9/1994: Gia nhập Vinamilk với vị trí Nhân viên Kế toán-Giá thành-Tổng hợp thuộc Phòng Kế toán.

- Từ tháng 1/2003: Ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Phòng Kế toán.

- Từ tháng 2/2005: Ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Kế toán trưởng.

- Từ ngày 24/12/2015: Ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Quyền Giám đốc Điều hành Tài chính kiêm Kế toán trưởng.

Hiện tại ông vẫn đang gắn bó với vị trí Giám đốc Tài chính Vinamilk với khối lượng cổ phiếu nắm giữ như sau:

VNM Đại diện cho Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước

(*) Tính theo giá cập nhật đến 01/06/2018 – Theo CafeF

Trên đây là chân dung hai cá nhân xuất sắc đảm nhiệm vị trí CFO và thuộc vào danh sách các Giám đốc Tài chính nổi tiếng ở Việt Nam. Ngoài mức lương của Giám đốc Tài chính nhận được thì hai CFO này cũng sở hữu những khối tài sản đáng mơ ước khác. Thu nhập của giám đốc Tài chính tại Vingroup hay Vinamilk không đơn thuần chỉ tính bằng tiền mà còn có danh tiếng, sự thành công trong công tác lãnh đạo và quản trị tài chính.

Trên đây là hai vị giám đốc tài chính tại Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực kế toán tài chính. Họ không chỉ giỏi về kỹ năng chuyên môn. Những kỹ năng mềm về tư vấn tài chính, thuyết phục nhà đầu tư chắc chắn cũng là những thứ không thể thiếu đối với họ.

Xem thêm bài viết: Những giám đốc tài chính nổi tiếng thế giới, họ là ai?

Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch tập đoàn Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5 tháng 8 năm 1968 tại Hải Phòng, ông tốt nghiệp Đại học Mỏ- Địa chất Hà Nội và nhờ có thành tích xuất sắc trong môn Toán. Ông được học bổng du học ở trường Đại học thăm dò địa chất Liên bang Nga.

Năm 1993 Ông tốt nghiệp đại học ở Liên bang Nga và kết hôn sau đó quyết định tới sống ở Kharkov, Ucraina và lập sự nghiệp tại đây, thành công với việc kinh doanh mì gói, thành lập công ty TNHH Technocom- thương hiệu đồ ăn nhanh tai Ucraina.

Năm 2000 Ông Phạm Nhật Vượng sử dụng lợi nhuận từ thương hiệu mì gói và đầu tư về Việt Nam bắt đầu tại Nha Trang.

Năm 2009 Tập đoàn Technocom đổi tên thành Tập đoàn Vingroup chuyển từ trụ sở Kharkov về Việt Nam. Ông Phạm Nhật Vượng vừa sáng lập vừa là hội viên của Hội đồng quản trị Vinpearl Land, Vincom. Với nhiều công trình dự án bất động sản, trung tâm thương mại, khu phức hợp chung cư, trường học, bệnh viện, nhà liền kề, biệt thự… Đã đưa Ông Phạm Nhật Vượng trở thành CEO nổi tiếng tại Việt Nam.

Hiện nay, Vingroup đã khẳng định mình với 4 nhóm thương hiệu gồm: Vinhomes( Hệ thống bất động sản nhà ở dịch vụ hạng sang), Vincom( Hệ thống trung tâm thương mại đẳng cấp), Vinpearl( Bất động sản, du lịch và dịch vụ du lịch), và mở rộng ra các lĩnh vực như: Vinmec( y tế chất lượng cao), Vinschool( giáo dục), Vinfast( ô tô)…

Ông Phạm Nhật Vượng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, ông được xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2011 với giá trị tài sản khoảng 1 tỷ đô la Mỹ.

Ông được tạp chí Forbes bình chọn trong danh sách tỷ phú thế giới đầu tiên vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới và tài sản là 1.5 tỷ đô la Mỹ.

Năm 2021 theo Forbes tài sản của Ông Phạm Nhật Vượng khoảng 8.3 tỷ USD đứng thứ 344 trong số các tỷ phú thế giới, Phạm Nhật Vượng được biết là một CEO nổi tiếng ở Việt Nam.

Cựu giám đốc Tài chính Vingroup Dương Thị Mai Hoa

Bà Dương Thị Mai Hoa – “nữ tướng” từng đảm nhận vị trí Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính tập đoàn Vingroup (2013-2018) trước khi rời vị trí này vào ngày 25/02/2018 vừa qua để về đầu quân cho ABBank.

Bà Hoa sinh năm 1969 với 25 năm kinh nghiệm và từng đảm nhiệm nhiều vị trí “đầu não” tron lĩnh vực Tài chính và quản lý của nhiều ngành như ngân hàng, sản xuất, công nghệ thông tin, bất động sản, giáo dục, y tế…

Cựu giám đốc Tài chính Vingroup Dương Thị Mai Hoa

Bà Hoa tốt nghiệp khoa Quản lý Kinh tế – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau đó bà học Thạc sĩ Quản trị tại Trường Đại học Tự do Bruxel (Vương quốc Bỉ) liên kết với Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đồng thời, bà Hoa cũng là thành viên Hiệp hội Công chứng viên Anh Quốc (ACCA) từ năm 2010, và từng tham gia Chương trình Đào tạo cho các Nhà lãnh đao Ngân hàng TMCP Việt Nam liên kết giữa Bộ Ngoại giao Luxembourg và Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2008 – 2009.

Bà Dương Thị Mai Hoa từng giữ các chức vụ chủ chốt tại nhiều ngân hàng như Tổng giám đốc Ngân hàng doanh nghiệp thuộc Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (2013), Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB giai đoạn 2011-2012, Phó TGĐ kiêm giám đốc khối Bán lẻ VIB năm 2009 -2011, Giám đốc tài chính Công ty Oracle VN Pte. Ltd thuộc Tập đoàn đa quốc gia Oracle (Mỹ), Kế toán trưởng Ngân hàng Credit Lyonnais Việt Nam…

Sau khi từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính Vingroup, bà Dương Thị Mai Hoa đã được ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của ngân hàng này thay thế ông Nguyễn Mạnh Quân.

Ông Nguyễn Việt Quang - Nam Tổng giám đốc đầu tiên của VinGroup kể từ 2007.

Ngày 25/2, Chủ tịch tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng đã ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Việt Quang, thành viên HĐQT, vào vị trí Tổng giám đốc tập đoàn.

Ông Quang sẽ là người thay thế cho bà Dương Thị Mai Hoa – Người đại diện theo pháp luật của tập đoàn. Thời gian bổ nhiệm đối với ông Nguyễn Việt Quang là 3 năm kể từ ngày ra quyết định.

Đây cũng là lần đầu tiên tập đoàn lớn nhất Việt Nam trao quyền CEO cho một nam lãnh đạo, sau ba nữ tướng là bà Mai Hương Nội (năm 2007 đến tháng 6/2012), bà Lê Thị Thu Thủy (từ tháng 6/2012 đến tháng 2/2014) và bà Dương Thị Mai Hoa (từ tháng 2/2014 đến tháng 2/2018).

Được biết, ông Quang là thành viên HĐQT của Vingroup từ tháng 4/2017. Cùng với đó, ông đảm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo tại các công ty thành viên của Vingroup như Tổng giám đốc CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội; CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh Thái và là Chủ tịch Bệnh viện Vinmec cùng công ty Bảo vệ Vincom.

Công ty CP Vincom Retail (Mã CK: VRE) vừa đưa ra thông báo về việc thay đổi nhân sự.

Theo đó, kể từ ngày 22/4, bà Trần Mai Hoa sẽ không còn đảm nhiệm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc công ty. Đáng chú ý, bà Trần Mai Hoa mới được bổ nhiệm lại chức vụ Tổng Giám đốc của Vincom Retail vào ngày 18/3 vừa qua. Chức vụ trước đó của bà Hoa là Tổng Giám đốc, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty nhiệm kỳ 2024-2028.

Theo thông báo của công ty, bà Trần Mai Hoa vẫn sẽ đảm nhiệm chức Phó Chủ tịch HĐQT Vincom Retail. Bà Hoa sinh năm 1974, tốt nghiệp cử nhân về Kế toán của Đại học Kinh tế Quốc dân và tiếng Anh của Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.

Cùng ngày, Vincom Retail bổ nhiệm bà Phạm Thị Thu Hiền - Phó Tổng giám đốc Kinh doanh và Marketing, sẽ thay thế bà Trần Mai Hoa trong vai trò Tổng giám đốc của Vincom Retail.

Bà Phạm Thị Thu Hiền, sinh năm 1977, là cử nhân ngành Tài chính Ngân hàng tốt nghiệp từ Học viện Ngân hàng và có bằng Thạc sỹ ngành Quản trị doanh nghiệp. Bà có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là trong mảng kinh doanh bất động sản bán lẻ.

Bà Phạm Thị Thu Hiền gia nhập Vincom Retail từ năm 2014 và đã đảm nhận nhiều vị trí. Với hơn 9 năm kinh nghiệm làm việc tại Vincom Retail, bà Hiền đã có những đóng góp quan trọng trong việc đưa công ty tiên phong khai phá những bước tiến mới trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Bà đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các thương hiệu quốc tế lớn đến hệ thống Trung tâm Thương mại Vincom.

Theo thống kê của Vietstock, phiên giao dịch sáng 23/4, cổ phiếu VRE giảm nhẹ.

Về tình hình kinh doanh, lũy kế cả năm 2023, Vincom Retail đạt 9.791 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 4.409 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận biên lợi nhuận sau thuế ở mức 45% doanh thu.

Doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và cung cấp các dịch vụ liên quan đạt 7.796 tỷ đồng. Thu nhập thuần từ hoạt động cho thuê tăng 18% lên 5.746 tỷ đồng.

Doanh thu chuyển nhượng bất động sản đạt 1.772 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 1.391 tỷ đồng so với năm trước, đến từ việc bàn giao đúng tiến độ 346 bất động sản chủ yếu tại các dự án Quảng Trị và Điện Biên Phủ. Vincom Retail ghi nhận 223 tỷ đồng trong doanh thu khác.

Chân dung Tổng đốc Hoàng Diệu - Tranh tư liệu

Hoàng Diệu tên thật là Hoàng Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu Tý (1829) trong một gia đình có truyền thống Nho giáo tại làng Xuân Đài (Diên Phước, Quảng Nam).

Từ năm 1879 đến 1882, Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh, quản lý vùng trọng yếu nhất của Bắc Bộ là Hà Nội và vùng phụ cận. Ông đã chỉ đạo quân dân Hà Nội tử thủ chống lại quân đội Pháp, bất chấp triều đình Huế đã chấp nhận đầu hàng. Ngày 25 tháng 4 năm 1882 (tức ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ), thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu đã tự vẫn tại Võ Miếu để không rơi vào tay giặc.

Sau khi đại uý quân đội Pháp Garnier cùng một phần toán binh sĩ chiếm thành Hà Nội trúng mưu Tôn Thất Thuyết và Hoàng Tá Viêm, rơi vào ổ phục kích và tử trận, liệu đường không giữ nổi những vùng đất Bắc đã chiếm đóng được, Pháp buộc phải kí hoà ước trả lại thành Hà Nội và các tỉnh Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định cho Việt Nam. Tuy nhiên, chúng vẫn giữ nguyên dã tâm tiến quân tái chiếm Hà Nội.

Việc trấn giữ thành Hà Nội trở thành nhiệm vụ cấp bách, khó khăn và nguy hiểm. Nhiệm vụ ấy được vua Tự Đức giao phó cho Hoàng Diệu – một vị quan được đánh giá là thanh liêm, chính trực, hết lòng hết sức vì nước vì dân và từng lập được nhiều quân công.

Được phong làm Tổng đốc Hà Ninh, vừa ra đến Hà Nội, Hoàng Diệu đã bắt tay ngay vào việc xây dựng, sửa chữa và củng cố thành luỹ, huấn luyện binh sỹ sẵn sàng nghênh địch.

Nhận thấy lực lượng trấn thành binh mỏng, vũ khí thô sơ, Hoàng Diệu nhiều lần dâng sớ xin triều đình chi viện. Nhưng khi ấy, Pháp đã chiếm gọn Nam Bộ, triều đình ở Huế hoảng loạn, nội tình mâu thuẫn rối ren, phe chủ bại lấn lướt phe chủ chiến. Bởi vậy, sớ dâng của Hoàng Diệu không được hồi âm.

Lấy cớ ta không tôn trọng hiệp ước năm 1874 vì đã giao thiệp với Trung Hoa, dung túng quân Cờ Đen ngăn trở việc giao thông trên sông Hồng Hà và cấm đạo, Thống đốc Hải quân Pháp, Đại tá Henry Rivière cho mấy tàu chiến cùng 4000 quân ra đóng tại Đồn Thủy (trên bờ sông Hồng Hà phía Đông nằm sát Hà Nội) và cho quân lính đi phá rối, hăm dọa trên các đường phố.

Lúc bấy giờ, các quan xung quanh Hoàng Diệu có Tuần phủ Hoàng Hữu Xung, Đề đốc Lê Văn Trinh, Bố chánh Phan Văn Tuyển, Án sát Tôn Thức Bá, và Lãnh binh Lê Trực. Tất cả đã cùng nhau uống rượu hòa máu tỏ quyết tâm sống chết với thành.

Thấy rõ triều đình Huế đã rệu rã tinh thần chiến đấu, ngày 25/4/1882, đại tá Henri Rivière nghênh ngang cho tàu chiến áp sát thành Hà Nội, gửi tối hậu thư yêu cầu Tổng đốc Hoàng Diệu tự phá hệ thống phòng thủ trong thành, giải giới binh sĩ và đúng 8 giờ, các vị quan trên dưới trong thành phải ra trình diện, tạo điều kiện để quân Pháp vào thành “kiểm kê”.

Để tránh thương vong, Hoàng Diệu phái quan Án sát Tôn Thức Bá đi điều đình. Nhưng Henri Rivière không hề đếm xỉa tới. Đúng 8h15 phút, không thấy các quan thủ thành ra trình diện, Henri Rivière hạ lệnh cho các tàu chiến nã pháo vào thành yểm trợ cho quân binh đổ bộ chiếm thành.

Thấy quân Pháp nã pháo vào thành, Tôn Thức Bá hoảng sợ trốn chạy. Sau đó, người này thân tìm đến nơi quân Pháp đồn trú xin thông báo tình hình trong thành hòng mong được người Pháp đoái công. Không những thế, y một mặt dâng sớ lên Vua Tự Đức đổ tội cho Hoàng Diệu, một mặt xin với giặc cho y làm Tổng Đốc Hà Ninh.

Một trận kịch chiến xảy ra từ sáng đến trưa. Quân ta, dưới quyền chỉ huy của Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu, giết chết hàng trăm tên giặc

Cuộc chiến đang ác liệt thì bất ngờ kho thuốc súng nổ, lửa bốc cháy ngùn ngụt. Đám cháy càng lan rộng, tinh thần quân Việt càng hoang mang, hàng ngũ càng rối loạn. Quân giặc thừa cơ bắc thang trèo vào, phá cổng thành phía tây rồi ồ ạt kéo vào như nước chảy.

Trong vòng khói lửa ngợp trời ấy, Hoàng Diệu, tay vẫn cầm thanh kiếm tuốt trần, hăng hái xông pha trong mưa đạn.

Dù quyết tâm bảo vệ thành, nhưng trước thế tấn công như vũ bão của quân Pháp và lực lượng quân triều đình ngày càng mỏng hơn, cuối cùng, Hoàng Diệu đành hạ lệnh cho quân lính giải tán để tránh thương vong.

Còn lại một mình, Hoàng Diệu quay vào hành cung cắn đầu ngón tay lấy máu thảo di biểu tạ tội với nhà vua. Trong bức di biểu, Hoàng Diệu viết:

“Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng...”

Sau đó, Hoàng Diệu đi thẳng đến cửa Võ Miếu, cởi chiếc khăn đang bịt trên đầu, treo mình lên cành cây trước miếu mà tuẫn tiết đúng vào giờ Ngọ. Khi ấy, ông mới 54 tuổi .

Khâm phục trước tấm gương quan Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu thà chết chứ không chịu luồn mình dưới chân giặc, nhân dân và sĩ phu Hà thành lập bàn thờ ông bên cạnh vị quan Tổng đốc tiền nhiệm Nguyễn Tri Phương tại đền Trung Liệt trên gò Đống Đa.

Tôn Thất Thuyết – một đại thần nổi tiếng theo đường lối chống Pháp – thương tiếc Hoàng Diệu mà viết lên đôi câu đối:

“Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện

Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm”

“Một chết đã thành danh, đâu phải anh hùng từng nguyện trước

Bình sinh trung nghĩa, đương trường đại cuộc tất lưu tâm”.

Ngày nay, tên của ông được chính quyền và nhân dân thủ đô Hà Nội đặt cho con đường rất đẹp chạy phía tây thành cổ, song song với phố Nguyễn Tri Phương. Bàn thờ ông cũng được lập bên cạnh bàn thờ quan Tổng đốc tiền nhiệm Nguyễn Tri Phương trên vọng lâu Bắc Môn. Quanh người dân khắp nơi đều tới thắp nhang tri ân hai vị anh hùng quên mình vì thành Hà Nội.

Tượng thờ Tổng đốc Hoàng Diệu trên vọng lâu Bắc Môn - Ảnh: Chinhphu.vn

Đôi nét về thành Hà Nội thời Nguyễn

Thành Thăng Long đời Lý vẫn giữ nguyên vẹn vị trí cũ cho đến đời Nguyễn. Núi Nùng (tức núi Long Ðỗ) vẫn là trung tâm của thành qua bao thế kỷ. Bắc Môn được xác định chính là Cửa Bắc của thành Hà Nội thời Nguyễn.

Khi nhà Nguyễn được thành lập, Thăng Long từ vị trí Kinh đô của quốc gia trở thành trấn thành rồi tỉnh thành. Mất vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế… các công trình trong Hoàng thành cũng phải thay đổi quy mô.

Năm 1805, Gia Long cho xây dựng Kỳ Đài (Cột Cờ) gần Đình bia. Năm 1831, Vua Minh Mạng ra lệnh hạ thấp tường thành và đổi tên là thành Hà Nội.

Năm 1803, vua Gia Long lệnh phá bỏ thành cũ có từ các triều đại trước đã bị hư hại nhiều, xây lại theo kiến trúc của Pháp bằng đá tảng và gạch nung rất kiên cố, nhưng có tầm vóc nhỏ hơn thành của những vương triều trước.

Năm 1848, Vua Tự Đức cho phá dỡ các cung điện còn lại trong thành, những đồ chạm khắc mỹ thuật bằng gỗ, đá đều đưa về Huế, chỉ còn sót lại rồng đá ở điện Kính Thiên…

Các công trình trong thành được bố trí kế thừa những di tích xưa: Chính giữa vẫn là điện Kính Thiên. Thềm điện Kính Thiên cao ba cấp, có chạm những con rồng bằng gỗ. Gần điện có Hành Cung là nơi vua ngự mỗi khi kinh lý Bắc thành. Từ điện Kính Thiên đi ra là Đoan môn, cấu trúc gồm ba cửa trong đó cửa chính giữa dành cho nhà vua, hai cửa nhỏ dành cho các quan lại. Đàn Xã Tắc để tế trời đặt bên trái ngoài Đoan Môn cùng một Đình bia ghi công trạng của vua Gia Long…

Tuy nhiên, Hoành thành lại bị hứng chịu lần tàn phá cuối cùng khi quân Pháp tấn công Hà Nội vào cuối thế kỉ XIX. Quân Pháp vào chiếm đóng, điện Kính Thiên bị  phá để xây nhà chỉ huy pháo binh, Đoan Môn bị sửa biến thành trại lính.

Đến năm 1893, thực dân Pháp lại quyết định phá bỏ toàn bộ tường thành. Trong 62 năm (từ 1892 đến 1954) đóng quân, quân Pháp đã biến Thành cổ Hà Nội thành một khu quân sự, một trại lính. Hầu như tất cả các công trình cổ còn lại đã bị biến thành nhà ở hoặc phá bỏ lấy đất, gạch xây các công trình quân sự, nhà ở cho các sĩ quan, binh lính, kho tàng…

Dấu vết còn lại đến hôm nay là Kỳ Đài (Cột Cờ), Đoan Môn, nền điện Kính Thiên và Bắc Môn (Cửa Bắc) - cửa duy nhất còn lại của thành Hà Nội thời Nguyễn, vẫn mang hoài dấu vết của đạn đại bác của Pháp bắn từ tàu chiến trên sông Hồng, khi họ tấn công phá thành vào năm 1882, thời của Tổng đốc kiên trung Hoàng Diệu…

(HNM) - Hoàng Diệu, tên chữ là Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai, sinh ngày mùng 10 tháng Hai năm Kỷ Sửu (5-3-1829) tại làng Xuân Đài, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Theo phả, họ Hoàng làng Xuân Đài gốc họ Mạc ở làng Huệ Trì (nay là thôn Lộc Trì, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) di cư vào thôn Đông Bàn sau một trận lụt lớn, đến Hoàng Diệu là đời thứ bảy.

Vì dân trừ tệThân phụ ông là Hoàng Văn Cự, làm hương chức, qua đời ở tuổi 54; thân mẫu là Phạm Thị Khuê thọ 88 tuổi. Suốt đời, bà tần tảo làm ruộng, chăn tằm, nuôi dạy các con thành tài. Ông bà sinh 11 người con, 8 trai và 3 gái. Trong đó, 6 người đỗ đạt: một phó bảng, ba cử nhân và hai tú tài. Khoa thi hương tại tỉnh Thừa Thiên năm 1848, Hoàng Kim Giám 23 tuổi và Hoàng Kim Tích 20 tuổi cùng đậu cử nhân. Bấy giờ, chánh chủ khảo - Tham tri bộ Binh Hoàng Tế Mỹ thấy bài văn của hai anh em có điểm giống nhau nên ngờ vực bèn tấu trình lên vua. Vua Tự Đức cho phúc hạch, mỗi người ngồi một phòng ở tả vu và hữu vu điện Cần chánh. Sau khi xét duyệt, vua Tự Đức phê rằng: “Văn hành công khí, quý đắc chân tài, huynh đệ đồng khoa, thành vi mỹ sự”, nghĩa là Sự hành văn là việc chung, cốt để chọn nhân tài, anh em đồng khoa là việc tốt đẹp.

Năm Tự Đức thứ 6 (1853), lúc 25 tuổi, Hoàng Diệu dự thi Đình và đậu Phó bảng, được cử giữ chức Hàn lâm kiểm thảo rồi đi nhậm chức tại các huyện Bồng Sơn, Tuy Viễn (Bình Định), Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Năm 1877, ông được thăng Hình bộ Tham tri rồi chuyển sang Lại bộ kiêm quản Đô sát viện. Sử triều Nguyễn chép: “Phàm có việc thuyên chuyển, đề cử đều một lòng công bằng, người ta đều khen là liêm chính”.Năm 1878, tại Quảng Nam xảy ra trận lụt lớn, dân các phủ huyện lâm vào cảnh bệnh tật, chết đói, trộm cướp, vua Tự Đức cho xuất tiền, gạo và giao cho Hoàng Diệu chức Khâm sai đại thần cầm cờ tiết có bốn chữ “tiện nghi hành sự”, lo việc chẩn tế an dân, dẹp trừ trộm cướp.Hồi ấy ở làng Giáo Ái có tên cường hào tên là Hương Phi, lợi dụng lụt lội cho tay chân đi cướp bóc. Hoàng Diệu điều tra, nắm bắt các bằng chứng xác thực rồi bàn với quan tỉnh gọi Hương Phi đến xét hỏi. Ông cho niêm yết tội trạng của Hương Phi và nghị án xử trảm. Cùng thời gian, Hoàng Diệu phát giác tại tỉnh này có một người đỗ cử nhân khoa Bính Tý (1876) đã nhờ người khác làm bài và hai người mang danh tú tài nhưng không có thực học. Thêm nữa, hai ông tú tài, nhân nạn đói, chuyên mua rẻ bán đắt, vơ vét để làm giàu, bị dân oán ghét. Ông tìm hiểu thấu đáo và trình lên vua cho sát hạch lại, do đó mà làm rõ được vụ án.Năm 1868, Hoàng Diệu ra Bắc làm Tri phủ Đa Phúc, rồi Tri phủ Lạng Giang (Bắc Giang), Án sát Nam Định, Bố chánh Bắc Ninh. Ở đâu, Hoàng Diệu cũng chăm lo đến sự sống của người dân. Vua Tự Đức ban lời khen rằng: “Chăm lo cho dân Bắc Hà, ngoài Hoàng Diệu, không ai hơn”. Năm 1879, ông được cử làm Phó sứ, cùng với Chánh sứ là Thượng thư Bộ lễ Đỗ Đệ hội bàn với sứ thần Tây Ban Nha về một hiệp ước giao thương. Tiếp đó, ông được thăng Thượng thư Bộ Binh.Đầu năm 1880, Hoàng Diệu nhận chức Tổng đốc Hà Ninh, kiêm trông coi việc thương chính. Bấy giờ ở Hà Nội, dân chúng bị cường hào và bọn du thủ du thực quấy nhiễu, nhất là ở vùng cửa ô Thanh Hà, thông ra bến sông Hồng. Ông bàn với Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng, khắc bia “Thân cấm khu tệ” (Lệnh cấm trừ tệ) gắn vào tường phía trong Ô Quan Chưởng và trước nha môn của hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Văn bia nêu các bằng cứ: “Ví như năm Tự Đức thứ 32 (1779), người phố Hàng Bạc là Lã Khắc Tế nhà nghèo, con mồ côi 6 tuổi ốm chết, thuê bốn người khênh quan tài, mà bọn phu điếm sở tại bắt thuê 8 người, đòi tiền 24 quan chúng mới nhận làm (…). Lại như bọn ở trại Dưỡng Tế, nhân các buổi cưới xin tang tế, tụ tập nhau lại, nhũng nhiễu các phố và thường ngày ra các thuyền bè ngoài bến sông cùng các hàng vặt ở chợ, lộng hành ăn cắp cướp giật; tệ hơn nữa, đến cuối năm vào nhà người ta đòi dăm ba quan, không đưa thì sinh sự vu vạ”. Ông vạch mặt chỉ tên: “Cứ theo mọi lẽ trong lời bẩm thì bọn lý dịch trong đó ngày thường không khỏi thông đồng, dung túng bọn phu điếm và không nghiêm cấm bọn dưỡng tế, để đến nỗi sinh tệ đã thành quen, thật là đáng ghét”. Từ nay “việc tống táng thì để tang chủ tùy nghi mà làm, nếu có người ngoài đến giúp thì lại càng tiện; hoặc thuê phu thì không nhất thiết phải thuê người sở tại. Còn thói sách nhiễu của bọn dưỡng tế thì nhất thiết phải cấm để uốn nắn lại phong tục. Nếu sau khi đã nghiêm sức rồi mà chỗ nào hãy còn tình tệ như cũ, phát giác được thì từ bọn can phạm đến tổng lý bị trừng trị nặng, huyện nha sở tại cũng khó mà chối được lỗi của mình.Tuẫn tiết với thành Hà NộiSáng 25-4-1882, Rivie gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, đòi ông phải giao thành cho chúng. Đến 10 giờ, quân Pháp bắt đầu nổ súng. Lúc đó, Hoàng Diệu mặc dầu đang ốm vẫn cùng tuần phủ Hoàng Hữu Xứng dẫn đầu tướng sĩ xông lên mặt thành đánh giặc. Ông cho đóng chặt cửa Đông và cửa Bắc để dồn quân vào giữ cửa Nam và cửa Tây. Đến khi quân Pháp xông lên mặt thành thì một cuộc ác chiến nổ ra. Một viên hiệp quản bắn chết một sĩ quan Pháp được Hoàng Diệu thưởng tại trận 30 lạng bạc khiến cho quân sĩ càng nức lòng. Trận chiến tiếp diễn đến 11 giờ trưa thì kho thuốc súng trong thành nổ tung làm cho tinh thần quân sĩ hoang mang. Thừa lúc rối ren, quân Pháp dồn lực lượng đánh cửa thành phía Tây và phía Bắc. Giặc ùa vào bên trong, quân ta tan rã. Trước tình thế ấy, Hoàng Diệu quay về dinh, mặc triều phục chỉnh tề, vào hành cung bái vọng mà khóc “Sức thần đã hết rồi” và thảo một tờ biểu gửi vua Tự Đức: “Thần là một kẻ thư sinh biết đâu việc binh bị mà bệ hạ giao cho chức vụ quá trọng. Làm sao tin được lòng giặc nên thần lo sửa soạn đề phòng. Việc chưa xong thì binh Pháp kéo đến… Một mình thề với Long thành, nguyện theo Nguyễn Tri Phương nơi suối vàng vậy”. Sau đó, để bảo toàn khí tiết, ông đến bên cây đa trước cửa Võ miếu thắt cổ đúng vào giờ Ngọ, ngày mùng 8 tháng Ba năm Nhâm Ngọ (25-4-1882).

Được tin Hoàng Diệu tuẫn tiết, nhân dân Hà Nội vô cùng thương tiếc. Ngay hôm sau, dân tập trung và rước quan tài của Hoàng Diệu an táng tại khu vườn dinh Đốc học (nay là phố Trần Quý Cáp, sau ga Hà Nội). Trong lễ tang, các sĩ phu ở Hà Nội có bài điếu:Cô thành chống giữ một mình thôiKhảng khái như ông được mấy ngườiCựu lục nghìn năm gương tiết dọiCô thần một chút tấm trung phơi(…)Nghìn thủa Nùng Sơn nêu chính khíAnh hùng đến thế lệ cùng rơi.Còn vua Tự Đức, ngay sau khi nhận được biểu trần tình của Hoàng Diệu, đã ra chỉ dụ khen ngợi và sai các quan tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Nam Định lo việc chuyển mộ ông về quê hương Quảng Nam vào mùa thu năm đó. Em trai Hoàng Diệu là Hoàng Chấn, khi đó đang làm Tri phủ Xuân Trường (Nam Định) đi theo hộ vệ quan tài. Tự Đức sai quan tỉnh Quảng Nam ban một tuần tế, lại cấp 1.000 quan tiền nuôi bà mẹ của Hoàng Diệu.Ca ngợi khí tiết của vị Tổng đốc anh hùng, một vị túc Nho tại Hà Nội đã soạn bài Hà Thành chính khí ca. Ông còn được người Hà Nội thờ tại miếu Trung Liệt, bên gò Đống Đa. Đền còn câu đối ca ngợi công đức Hoàng Diệu:Kia thành quách, kia non sông trăm trận phong trần còn thước đất,Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh.Sau Cách mạng Tháng Tám, tên Hoàng Diệu được đặt cho một đường lớn và đẹp của Thủ đô. Đường Hoàng Diệu dài 1.340m, từ phố Phan Đình Phùng đến phố Nguyễn Thái Học, vốn là đường hào cạnh phía Tây hành cung thành Hà Nội đời Nguyễn. Trong kháng chiến chống Pháp, tên ông được đặt cho Hà Nội, gọi là thành Hoàng Diệu. Ngày 20-12-2003, thành phố Hà Nội cho lập đền thờ Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu trên vọng lâu cửa Bắc. Tại đây, có tượng đồng hai vị tổng đốc đã dũng cảm đánh Pháp giữ thành năm 1873 và 1882 do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cung tiến. Đền treo bức hoành “Nghĩa liệt anh hùng” và đôi câu đối của GS Vũ Khiêu:Trung vi quốc, nghĩa vi dân, lưỡng phiến đan tâm huyền nhật nguyệt, Sinh ư Nam, tử ư Bắc, thiên thu chính khí vượng sơn hà.Tạm dịch nghĩa:Trung với nước, hiếu với dân, tấm lòng son sáng tựa mặt trời, mặt trăng,Sinh ở Nam, mất ở Bắc, khí tiết nghìn năm sau vẫn rạng rỡ nước non này.

Những ngày đầu vào TP.HCM học đại học, phải làm rất nhiều nghề từ đi phụ hồ, bưng bê... đã hun đúc lên một con người đầy khát vọng. Hơn 23 năm qua, từ vùng quê Thanh Hóa, với khát vọng, hoài bão đó, ông Dương Bá Hưng - Tổng Giám đốc Top Ten Travel đã từng bước vươn lên, vượt qua được chính mình và để lại sau lưng cái bóng của vùng quê nghèo ấy!

Những năm tháng gian khó đó, đã hun đúc lên bản lĩnh kiên cường, vượt khó, đầy lòng nhân ái. Ông tâm niệm, nhân viên trong công ty là anh em, bằng hữu... và luôn đau đáu làm sao để nhân viên mình có nguồn thu nhập tốt nhất. Bên cạnh đó, trách nhiệm cùng cộng đồng và xã hội được ông quan tâm. Mỗi năm, công ty thường tổ chức những chuyến thiện nguyện vùng sâu vùng xa, hay đơn vị luôn có quỹ phúc lợi của xã hội...

Chúng tôi có cuộc đối thoại với ông Dương Bá Hưng - Tổng Giám đốc TopTen Travel về chặng đường đi lên và phát triển, bên cạnh đó hiểu hơn về những chiến lược của công ty du lịch và ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay.

Phóng viên (PV): Thưa ông, những năm qua, ngành du lịch cũng như nhiều ngành khác chịu nhiều tổn thương. Là người "đứng mũi chịu sào" của một doanh nghiệp du lịch, ông đã có những kế sách gì để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển? Và ông có thể chia sẻ thêm, thời điểm khi dịch COVID-19 kết thúc, doanh nghiệp có những phương án gì để tồn tại và phát triển?

Ông Dương Bá Hưng: Thời điểm COVID-19 là những năm sóng gió của ngành du lịch thế giới, đối với doanh nghiệp chuyên tour đoàn như Top Ten Travel cũng không nằm ngoài hệ lụy đó. Đơn vị chúng tôi, cũng như tất cả đơn vị lữ hành trên toàn quốc đều bị ngưng trệ, tour tuyến hầu như hủy, rồi tiền đặt cọc khách sạn, đặt mua vé máy bay đều không luân chuyển được, nhưng các khoản chi vẫn phải chi đều. Lúc đó, tôi luôn tìm mọi cách để duy trì công ty... Phải nói, đó là giai đoạn khi nghĩ lại chúng tôi “còn toát mồ hôi”, mấy trăm con người phải sống như thế nào đây? Và tôi tìm cách đầu tư và thêm rất nhiều nghề, trong đó có lĩnh vực sữa. Nhờ lĩnh vực mới này mà chúng tôi thoát khỏi giai đoạn khó khăn nhất.

Sau khi dịch được khống chế, chúng tôi tập trung tất cả nguồn lực để duy trì và phát triển lại công ty. Chúng tôi hoàn thiện và kiện toàn lại bộ máy, đánh giá lại nhân sự để có chính sách thích hợp và giữ nhân sự trung thành cốt cán. Nói đầy tự hào là nhiều nhân sự đồng hành cùng tôi và công ty từ khi thành lập đến giờ. Không phải dễ dàng gì để anh em và cán bộ theo mình và đồng lòng đồng sức đến ngày hôm nay. Bên cạnh đó, chế độ phúc lợi luôn được đảm bảo. Tôi tin rằng, những người đi bên cạnh tôi đều đồng lòng xây dựng một Top Ten Travel vững mạnh, đoàn kết và đi lên.

Định vị thương hiệu tại thị trường đó bằng nhiều cách, như quảng cáo, marketing, và hơn hết đó là uy tín. Uy tín đối với khách hàng cũng như đồng nghiệp sẽ đem lại thành công. Chúng tôi đến nay đã được 10 năm, từ lúc bắt đầu phương châm “Vì niềm tin gửi trọn”. Chúng tôi mong muốn khách hàng tin tưởng, đội ngũ chúng tôi chăm sóc khách hàng bằng tinh thần, trách nhiệm, uy tín; chúng tôi xây dựng thương hiệu bằng chữ Tâm và chữ Tín.

Để có một Top Ten Travel lọt vào những đơn vị lữ hành hàng đầu của miền Nam không phải dễ đối với một doanh nghiệp có bề dày 13 tuổi đời như Top Ten Trevel. Chúng tôi phải tìm mọi cách nghiên cứu thị trường như Âu, Mỹ... Hiện tại, Top Ten Travel có 4 công ty con trong hệ sinh thái: Top Ten Travel, Top Ten Định cư, Top Ten Asia Travel, Top Ten Food và năm 2017 chúng tôi cổ phần cùng Vietmytourist. Mỗi năm chúng tôi có trên 100.000 lượt khách đi về. Với số lượng nhân sự trên 200 người, cùng khoảng trên vài trăm nhân sự thời vụ, chế độ lương và các chế độ phúc lợi cho cán bộ công nhân viên trong công ty luôn được đảm bảo.

PV: Thưa ông, phải nói rằng sau giai đoạn COVID-19, thì đây là một trong những giai đoạn khó khăn của hầu hết của các doanh nghiệp. Thị trường du lịch trong nước chưa có sự định hình rõ ràng, giá vé máy bay tăng khiến du khách không mặn mà với thị trường đầy tiềm năng? Vậy phải chăng ngành du lịch nên có một chiến lược dài hơn hơn?

Ông Dương Bá Hưng: Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư điều chỉnh tăng trần giá vé máy bay nội địa từ đầu tháng 3/2024. Theo đó, trần giá vé hạng phổ thông trên các đường bay từ 500 km trở lên sẽ tăng trung bình 3,75%. Giá vé máy bay đang chiếm khoảng 65 - 70% giá trị của một tour trọn gói. Việc đó, tác động đến việc tăng giá cả tour trọn gói khoảng 5% so với giá tour. Tôi nghĩ, đây là việc làm có tính toán cặn kẽ của bên hàng không thì mới đưa ra được quyết định tăng vé lần này. Tuy nhiên, việc tăng giá vé máy bay sẽ ảnh hưởng giá tour, nhất là giá tour trong nước. Điều đó cũng gây trở ngại rất nhiều cho những đơn vị tổ chức tour. Thời gian qua, nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn tour ngoài nước, vì tính chi phí đi lại cũng bằng một vài điểm trong nước, và tâm lý đi du lịch nước ngoài thì sang hơn.

Chúng ta không thể áp đặt được khách hàng, vì cái gì mang lại hiệu quả và kinh tế nhất sẽ được khách hàng ưu tiên lựa chọn. Nhưng đối với tôi, khi nhìn thấy chúng ta "thua ngay trên sân nhà" cũng có nhiều “suy tư”. Tại sao chúng ta không có những chính sách kích cầu, hỗ trợ giá, và khơi dậy lòng yêu dân tộc kiểu “Du lịch Việt là yêu nước”... Chúng ta đều biết, có du lịch là tất cả người dân đều hưởng lợi, từ bà bán rau, đến anh xe ôm... Vậy chúng ta đừng nói gì xa xôi, hãy cố gắng thúc đẩy và nhìn nhận đúng ngay trên quê hương Việt Nam mình?

PV: Vậy có lẽ Tổng Giám đốc Top Ten Travel có nhiều ý tưởng để thúc đẩy du lịch Việt?

Ông Dương Bá Hưng: Chúng ta nên có chính sách, nhiều chương trình kích cầu, kế hoạch truyền thông sâu rộng và bài bản hơn đối với quốc gia. Cả nước cùng làm, và tránh làm chồng chéo nhau. Còn đối với riêng đơn vị Top Ten Travel, chúng tôi luôn có những chiến lược truyền thông sâu rộng, kiểu mùa gì là thức ấy... Đi đâu, chơi ở đâu sẽ vui, sẽ nhớ, sẽ không quên, sẽ còn đi tiếp, và giới thiệu bạn bè đi tiếp cùng Top Ten Travel. Muốn kiểm chứng, bạn hãy đặt lịch cùng tham gia du lịch với Top Ten Travel, đảm bảo nhớ không quên.

PV: Vâng. Tôi tin là khách hàng đến với Công ty Top Ten Travel sẽ nhớ không quên. Vì ông có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trên 200 người và hàng trăm cộng tác viên của Top Ten Travel làm việc nhiệt thành, chuyên nghiệp, thì tôi tin điều ấy. Với hơn 13 năm định vị thương hiệu và xây dựng đựng được “Data” khách hàng yêu quý đó là sự nỗ lực không ngừng, tôi nghĩ, không phải sự cố gắng riêng gì ông, mà cả tập thể cùng đồng lòng đồng sức mới có Top Ten Travel ngày hôm nay?

Ông Dương Bá Hưng: Với bất cứ một công ty nào, nhân sự luôn là “vàng ròng”. Có câu nói: “dụng nhân như dụng mộc”, và tôi xem nhân viên là cộng sự, là anh em một nhà. Cùng phân chia công việc, cùng phân chia lợi nhuận và tôn trọng sự cộng tác của cộng sự mình. Đối với khách hàng, Top Ten Travel chúng tôi tạo uy tín, lắng nghe và thấu hiểu, cầu thị lắng nghe để có thể phục phục khách hàng một cách tốt nhất.

PV: Dấu mốc mới trong sự nghiệp của ông được đặt ra với những trách nhiệm lớn hơn khi quyết định thành lập Top Ten Travel sau khi dịch COVID-19 kết thúc. Khởi điểm với nhiều hoài bão và có khó khăn, song tất cả đã trở thành những kinh nghiệm quý báu giúp ông thành công. Vậy điều ông tâm niệm trong kinh doanh là gì?

Ông Dương Bá Hưng: Thời gian đầu, sẽ có những khó khăn, vì học trên sách vở khác kỹ năng thực tế, kỹ năng về quản trị, điều hành doanh nghiệp buộc tôi phải học thêm về các khóa quản lý, truyền thông và học cả cách ứng dụng công nghệ. Tôi may mắn được đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh, nên kỹ năng về quản trị, điều hành doanh nghiệp truyền thông, ứng dụng công nghệ vào phát triển doanh nghiệp du lịch... luôn được tôi và đội ngũ cộng sự học hỏi và áp dụng. Khi công nghiệp 4.0 xuất hiện, chúng tôi nhìn nhận phương pháp hoạt động kinh doanh truyền thống sẽ sớm được thay thế và chuyển đổi số sẽ là hướng phát triển bền vững, hướng đi chung của thời đại. Để chuẩn bị cho phục hồi, doanh nghiệp chúng tôi đã tiếp cận, học hỏi và hợp tác với nhiều nhà cung cấp, đơn vị chuyển đổi số, bên cạnh đó cũng hướng nhân sự học online thêm nhiều mô hình mới”; marketing là một trong những điều kiện tiên quyết của doanh nghiệp, thời gian qua, Top Ten Travel đã đầu tư rất nhiều cho marketing thông qua nhiều kênh riêng, giúp thương hiệu của Top Ten Travel thêm một tầng cao mới.

PV: Thưa ông, mỗi con người đều có cơ duyên đến với nghề. Vậy cơ duyên nào đưa anh đến với nghề du lịch? Và khi lựa chọn theo ngành nghề này, điều ông trăn trở và mong muốn như thế nào?

Ông Dương Bá Hưng: Với mỗi người, khi bước chân vào một ngành nghề nào đó đều là cơ duyên và sự lựa chọn mang tính số mệnh. Bản thân tôi cũng vậy, ngành nghề học của tôi là quản trị kinh doanh. Nhưng khi ra trường, trước bao nhiêu ngã rẽ và tôi quyết định theo nghề du lịch. Đó là hướng đi phù hợp, là nghề chọn người!  Bởi những cơ duyên đã tạo nên định mệnh! Tôi luôn mong muốn đó là được chia sẻ những cảnh đẹp, giá trị văn hóa của quê hương đến du khách trong và ngoài nước.

Hành trình làm hướng dẫn viên đã giúp tôi có cơ hội được đi nhiều nơi trong và ngoài nước. Tại thời điểm mới chập chững bước vào nghề, vấn đề kết nối vẫn còn rất khó khăn. Tuy nhiên, những khó khăn đã mang lại cho tôi những trải nghiệm quý báu. Bởi thời điểm đó, công nghệ chưa phát triển nên bắt buộc các hướng dẫn viên phải đầu tư cho mình một lượng kiến thức lớn và hình thành rất nhiều những kỹ năng tốt. Từ một hướng dẫn viên năng nổ, nhiệt tình và chăm chỉ, tôi đã tự tin thành lập công ty riêng với mong muốn lan tỏa những kinh nghiệm của mình đến với nhiều hướng dẫn viên trẻ và được đóng góp nhiều hơn nữa cho du lịch ngành du lịch, cho quê hương.

Gắn bó với du lịch, tôi may có cơ hội được đi trên 30 nước trên thế giới, được tiếp xúc và học hỏi với nhiều nền văn hóa khác nhau, được đào tạo và học hỏi rất nhiều những kỹ năng. Quá trình đó giúp tôi hình thành nên một con người hoạt bát, năng động thích ứng tốt, tích lũy được lượng kiến thức lớn để phát triển doanh nghiệp của mình sau này.

PV: Thưa ông, mỗi công ty du lịch không chỉ xác định “gánh trên vai nhiệm vụ không chỉ đối với công ty mà cả trách nhiệm cùng cộng đồng và quê hương". Ông có suy nghĩ gì về câu hỏi trên?

Ông Dương Bá Hưng: Đúng như vậy, tôi tin rằng không chỉ riêng gì các công ty du lịch phải gánh trên vai trách nhiệm đó, vì là người Việt Nam ở bất kỳ đâu trên thế giới đều tự hào nói “tôi là người Việt Nam”. Đối với những người làm du lịch như chúng tôi, khi đến quốc gia nào ngoài giới thiệu về văn hóa thiên nhiên con người của đất nước bạn thì chúng tôi phải có trách nhiệm gìn giữ uy tín của đoàn đi và bảo vệ văn hóa Việt Nam. Cũng như đoàn đến Việt Nam, chúng tôi hiểu trách nhiệm và trọng trách của mình để nói về thiên nhiên cảnh đẹp, văn hóa của quê hương mình cho du khách. Đó là nghĩa vụ và trách nhiệm.

Việt Nam được Du lịch Thế giới (World Travel Awards) vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2023. Đây là lần thứ 4 chúng ta đón nhận giải thưởng danh giá này... Mỗi loại hình di sản đều mang trong mình vẻ đẹp độc đáo riêng biệt cùng câu chuyện của riêng mình. Tất cả mang tới sự hấp dẫn to lớn đối với du khách bốn phương, là một trong những yếu tố giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra khắp thế giới. Từ thủ đô ngàn năm văn hiến Hà Nội, tới Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, Quần thể danh thắng Tràng An, di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hóa, Đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Quần thể di tích Cố đô Huế,... Mảnh đất hình chữ S xinh đẹp cùng hệ thống di sản trù phú là minh chứng cho một đất nước Việt Nam hùng vĩ, rực rỡ với cảnh sắc thiên nhiên hài hòa, bản sắc dân tộc đa dạng, lịch sử văn hóa lâu đời.

Tôi tin, tôi hay bất cứ người nào làm du lịch đều hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với quê hương. Mang vẻ đẹp của quê hương đến với du khách là “sứ mệnh” chung của tất cả mọi người. Bên cạnh đó, trách nhiệm phát huy và bảo tồn những giá trị cảnh quan thiên nhiên, môi trường luôn là trách nhiệm của mỗi người làm du lịch của chúng tôi.

Chính vì gánh trên vai “sứ mệnh” ấy, nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào, động lực ấy luôn thôi thúc tôi thích ứng để phát triển doanh nghiệp của mình hơn.

Cám ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi đối thoại thú vị này. Trân trọng cảm ơn!

Hoàng Diệu tên thật là Hoàng Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu Tí (1829) trong một gia đình có truyền thống Nho giáo tại làng Xuân Đài (Diên Phước, Quảng Nam). Gia đình ông có bảy anh em thì một người đỗ phó bảng, ba người đỗ cử nhân và hai người đỗ tú tài trong các kì thi dưới thời vua Tự Đức.

Chân dung Tổng đốc Hoàng Diệu – Tranh tư liệu

Ông được đánh giá là một vị quan thanh liêm, chính trực, hết lòng hết sức vì nước vì dân và từng lập được nhiều quân công.

Sau khi đại uý quân đội Pháp Garnier cùng một phần toán binh sĩ chiếm thành Hà Nội trúng mưu Tôn Thất Thuyết và Hoàng Tá Viêm, rơi vào ổ phục kích và tử trận, liệu đường không giữ nổi những vùng đất Bắc đã chiếm đóng được, Pháp buộc phải kí hoà ước trả lại thành Hà Nội và các tỉnh Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định cho Việt Nam. Tuy nhiên, dã tâm tiến quân tái chiếm Hà Nội của Pháp là điều mà bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy được.

Trước dã tâm của Pháp, việc trấn giữ thành Hà Nội trở thành nhiệm vụ cấp bách, khó khăn và nguy hiểm. Nhiệm vụ ấy được vua Tự Đức giao phó cho Hoàng Diệu.

Được phong làm Tổng đốc Hà Ninh, vừa ra đến Hà Nội, Hoàng Diệu đã bắt tay ngay vào việc xây dựng, sửa chữa và củng cố thành luỹ, huấn luyện binh sĩ sẵn sàng nghênh địch.

Nhận thấy lực lượng trấn thành binh mỏng khí thô, Hoàng Diệu nhiều lần dâng sớ xin triều đình tri viện. Nhưng khi ấy, Pháp đã chiếm gọn Nam Bộ, triều đình ở Huế hoảng loạn, nội tình mâu thuẫn rối ren, phe chủ bại lấn lướt phe chủ chiến. Bởi vậy, sớ dâng của Hoàng Diệu không được hồi âm.

Thấy triều đình nhà Nguyễn đã run sợ, Pháp tìm cách gây sự hòng đưa quân ra Bắc. Năm 1882, lấy cớ Việt Nam vi phạm Hiệp ước 1873 giao thiệp với Trung Hoa và dung túng quân Cờ Đen ngăn trở việc đi lại của người Pháp trên sông Hồng, Pháp phái 400 quân sĩ dưới sự chỉ huy của đại tá Henri Rivière ra Bắc, đóng tại Đồn Thuỷ cách thành Hà Nội 5km về phía Bắc sẵn sàng chờ lệnh.

Biết rằng người Pháp đang “giở trò”, một mặt, Hoàng Diệu hạ lệnh giới nghiêm thành Hà Nội, yêu cầu các tỉnh xung quanh sẵn sàng chiến đấu, mặt khác, ông yêu cầu triều đình Huế gửi viện binh.

Lúc này, nhà vua cùng phe chủ bại chỉ lo làm mất lòng người Pháp sẽ không bảo toàn được ngai vàng và triều đình. Để xoa dịu người Pháp, không những không gửi thêm viện binh, vua Tự Đức còn hạ chiếu quở trách Hoàng Diệu.

Thấy rõ triều đình Huế đã rệu rã tinh thần chiến đấu, ngày 25 tháng 4 năm 1882, đại tá Henri Rivière nghênh ngang cho tàu chiến áp sát thành Hà Nội, gửi tối hậu thư yêu cầu Tổng đốc Hoàng Diệu tự phá hệ thống phòng thủ trong thành, giải giới binh sĩ và đúng 8 giờ, các vị quan trên dưới trong thành phải ra trình diện, tạo điều kiện để quân Pháp vào thành “kiểm kê”.

Để tránh thương vong, Hoàng Diệu phái quan Án sát Tôn Thức Bá đi điều đình. Nhưng Henri Rivière không hề đếm xỉa tới. Đúng 8h15 phút, không thấy các quan thủ thành ra trình diện, Henri Rivière hạ lệnh cho các tàu chiến nã pháo vào thành yểm trợ cho quân binh đổ bộ chiếm thành.

Thấy quân Pháp nã pháo vào thành, Tôn Thức Bá hoảng sợ trốn chạy. Sau đó, người này thân tìm đến nơi quân Pháp đồn trú xin thông báo tình hình trong thành hòng mong được người Pháp đoái công. Chẳng những thế, Bá còn tự tay thảo sớ dâng vua đổ tội cho Hoàng Diệu, xin Pháp cho được làm Tổng đốc Hà Ninh thay Hoàng Diệu.

Trước đó, chính Tôn Thức Bá đã cùng với quan Tổng đốc Hoàng Diệu và các bạn đồng liêu là Tuần phủ Hoàng Hữu Xung, Đề đốc Lê Văn Trinh, Bố chánh Phan Văn Tuyển và Lãnh binh Lê Trực uống máu ăn thề quyết tử với thành Hà Nội.

Dẫu biết rằng có người tâm phúc tạo phản và hoả binh Pháp mạnh hơn nhiều lần, nhưng Hoàng Diệu vẫn chỉ đạo quân dân quyết chiến bảo vệ thành. Sự kháng cự quyết liệt của quân dân thành Hà Nội khiến quân Pháp thiệt hại nặng nề. Chúng phải lui binh ra ngoài tầm bắn của quân dân Hà thành để bảo toàn lực lượng.

Tuy vậy, một biến cố bất ngờ xảy đến khiến đội quân của Hoàng Diệu rối ren – kho thuốc súng trong thành nổ tung khiến khói bụi mịt mù bao phủ khắp thành. Quân Pháp thừa cơ tấn công mạnh mẽ. Chỉ trong chốc lát, cổng Tây thành Hà Nội bị phá tan tành.

Trong lúc quân ta chưa kịp định thần, quân Pháp đã ùa cả vào thành. Quan binh dưới chướng Tổng đốc Hoàng Diệu cả kinh bỏ thành chạy thoát thân.

Dù quyết tâm bảo vệ thành, nhưng trước thế tấn công như vũ bão của quân Pháp và lực lượng quân triều đình ngày càng mỏng hơn, cuối cùng, Hoàng Diệu đành hạ lệnh cho quân lính giải tán để tránh thương vong.

Còn lại một mình, Hoàng Diệu quay vào hành cung cắn đầu ngón tay lấy máu thảo di biểu tạ tội với nhà vua. Sau đó, ông ra trước Võ miếu dùng khăn quấn đầu thắt cổ tự vẫn để không rơi vào tay giặc. Trong bức di biểu gửi nhà vua, Hoàng Diệu viết:

“Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng…”.

Khâm phục trước tấm gương quan Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu thà chết chứ không chịu luồn mình dưới chân giặc, nhân dân và sĩ phu Hà thành lập bàn thờ ông bên cạnh vị quan Tổng đốc tiền nhiệm Nguyễn Tri Phương tại đền Trung Liệt trên gò Đống Đa.

Tôn Thất Thuyết – một sĩ phu nổi tiếng theo đường lối chống Pháp – thương tiếc Hoàng Diệu mà viết lên đôi câu đối:

“Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm”

“Một chết đã thành danh, đâu phải anh hùng từng nguyện trước Bình sinh trung nghĩa, đương trường đại cuộc tất lưu tâm”.

Ngày nay, tên của ông được chính quyền và nhân dân thủ đô Hà Nội kính cẩn đặt thành tên con đường chạy phía Tây thành cổ, song song với phố Nguyễn Tri Phương. Bàn thờ ông cũng được lập bên cạnh bàn thờ quan Tổng đốc Nguyễn Tri Phương trên vọng lâu Bắc Môn quanh năm mở cửa để nhân dân lúc nào cũng có thể tới thắp nhang tri ân hai vị anh hùng quên mình vì thành Hà Nội.

Tượng thờ Tổng đốc Hoàng Diệu trên vọng lâu Bắc Môn

Anh Lê Tuấn Anh sinh năm 1994, là con trai của Chủ tịch HĐQT IDI - Ông Lê Thanh Thuấn.

Ông Lê Tuấn Anh sinh năm 1994, là con trai của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sao Mai - Ông Lê Thanh Thuấn. Ông Thuấn cũng là chủ tịch Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đa Quốc gia (IDI).

Lê Tuấn Anh được sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh nên từ nhỏ anh định hướng được tương lai cho mình. Năm 2016, anh Tuấn Anh bắt đầu bước chân vào con đường kinh doanh sau khi tốt nghiệp với vai trò là trợ lý Tổng giám đốc cho Tập đoàn Sao Mai, kiêm trợ lý Tổng giám đốc công ty IDI.

Đến tháng 7/2017, Lê Tuấn Anh được bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại Sao Mai Solar kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH Sao Mai Super Feed. Năm 2019, anh được bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công ty CP điện mặt trời Europlast Long An. Tháng 7/2021, anh tiếp tục được bổ nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai.

Đến ngày 15/04/2023, Phó Tổng giám đốc Sao Mai - Lê Tuấn Anh được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT IDI - Công ty CP đầu tư và phát triển đa quốc gia I.D.I. Đầu tháng 5/2023, trong đại hội cổ đông anh Lê Tuấn Anh chính thức trở thành Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai - ASM.

Dù giữ chức vụ Phó chủ tịch IDI nhưng tính đến cuối năm 2022, anh Lê Tuấn Anh không sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của IDI. Ngược lại, anh nắm giữ 10,723% vốn tương đương hơn 37,901,290 cổ phiếu của ASM.

Năm 1977, tại tỉnh An Giang Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sao Mai được thành lập. Ngày 18 tháng 01 năm 2010, cổ phiếu của công ty chính thức được giao dịch trên sàn HoSE. Đến năm 2022, hoạt động Sao Mai Group đã phát triển và mở rộng quy mô trên nhiều lĩnh vực như bất động sản, nuôi trồng, chế biến thủy sản xuất khẩu, thức ăn thủy sản, du lịch, năng lượng mặt trời…

Trong lĩnh vực bất động sản, Sao Mai là một trong những công ty bất động sản chủ lực tại ĐBSCL. Trong những năm qua, Tập đoàn đã tập trung nguồn lực và âm thầm xây dựng quỹ đất có vị trí đắc địa tại các tỉnh thành như: Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, TP.HCM, Vũng Tàu, Thanh Hóa, Hòa Bình, Tiền Giang, Bến Tre… Đến nay, quỹ đất khổng lồ này có thể đảm bảo cho việc triển khai các dự án bất động sản của Tập đoàn trong nhiều thập kỷ tới.

Trong lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản, sau nhiều năm nghiên cứu Tập đoàn đã quyết định đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng cho nhà máy có công suất 378.000 tấn/năm, đây là nhà máy gia công có công suất lớn nhất Việt Nam.

Vì vậy, dù chỉ vận hành trong thời gian ngắn nhưng nhà máy đã hoạt động hết công suất, đem lại doanh thu hơn 4.000 tỷ đồng mỗi năm cho Sao Mai và lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ xấp xỉ 10% của lĩnh vực chế biến thức ăn thủy sản. So với vốn cổ phần của công ty này, riêng mảng thức ăn thủy sản cũng đủ mang về cho cổ đông mức cổ tức 15%/năm.

Thành viên của tập đoàn Sao Mai - Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đa Quốc gia (IDI) -  tuy là một doanh nghiệp “sinh sau đẻ muộn”, tuổi đời còn trẻ so với các đơn vị khác trong cùng một ngành đã hoạt động trong nhiều thập kỷ nhưng tên tuổi mà công ty gầy dựng trong ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu khiến đối thủ không thể bỏ qua.

Tháng 5/2008, IDI mới xuất container đầu tiên, các công ty khác đã đạt doanh số vài trăm triệu USD. Tuy nhiên, với sự đầu tư chiều sâu về nhà máy hiện đại, cũng như sự quản lý chặt chẽ, cẩn trọng, chiến lược bài bản của ban lãnh đạo đã nhanh chóng khẳng định vị thế của IDI trên thị trường quốc tế.

Hiện nay, Công ty IDI nằm trong Top 2 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam và là một trong số rất ít doanh nghiệp cá tra xây dựng được dây chuyền sản xuất khép kín từ con giống đến thành phẩm, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Tháng 7/2019, Nhà máy Chế biến Thủy sản 3 với tổng vốn đầu tư khoảng 800 tỷ đồng đã được IDI khởi công xây dựng với công suất 400 tấn nguyên liệu/ngày.

IDI cũng đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2023, trong đó doanh thu thuần năm 2023 dự kiến sẽ tăng 3% so với năm trước, đạt mức 8.133 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt mức 186 tỷ đồng, giảm 67% so với năm trước. Năm 2023, công ty dự kiến chia cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu hoặc tiền mặt khoảng 5 - 10%.

Ngoài ra, Sao Mai cũng tiến vào lĩnh vực du lịch, bằng sự quyết đoán mạnh mẽ trong đầu tư CTCP du lịch Đồng Tháp và CTCP du lịch An Giang đã trở thành công ty con của Tập đoàn này, đây là 2 doanh nghiệp nhà nước có thương hiệu du lịch lâu đời, có rất nhiều tài sản có giá trị. Ngoài 2 hãng lữ hành này, Sao Mai sở hữu Vũng Tàu Resort đang đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành và đưa vào hoạt động dự án Khu nghỉ dưỡng Vua Lê tại Thanh Hóa, khách sạn 5 sao tại TP Cà Mau, Khách sạn Bông Hồng 5 sao tại Sa Đéc - Đồng Tháp.

Trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, Sao Mai Group là đơn vị tiên phong trong việc sử dụng năng lượng sạch giúp bảo vệ môi trường. Năm 2016,Nhà máy điện mặt trời đầu tiên được Sao Mai quyết định đầu tư với công suất 1,06 MWp và cũng là nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Với số vốn gần 40 tỷ đồng, Sao Mai đã nhận được một kho kiến thức thực tiễn trong lĩnh vực này.

Đến giữa tháng 6/2021, tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng hai nhà máy điện mặt trời Sao Mai có tổng công suất 154 MWp, đã được hòa vào lưới điện quốc gia và được EVN bảo hiểm trong 20 năm với giá 9,35 cent/kWh. Sau thành công đạt được nhờ đầu tư vào nhiều lĩnh vực tại các tỉnh phía Nam, hơn 5 năm qua, Tập đoàn Sao Mai tiếp tục hành trình “Bắc tiến”. Thanh Hóa, quê hương của ông Lê Thanh Thuấn được “chọn mặt, gửi vàng” khi doanh nhân này đầu tư hàng tỷ đồng vào siêu dự án.

Đó là dự án Khu nghỉ dưỡng Sao Mai Thanh Hóa hay còn gọi là Khu du lịch sinh thái Vua Lê với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng được xây dựng trên diện tích khoảng 100 ha.

ASM đã công bố kết quả kinh doanh quý I & II/2019, doanh thu của ASM tăng 162% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 7.131 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm 53% xuống 433 tỷ đồng. Năm 2019, ASM đặt kế hoạch doanh thu 10.495 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.244 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm 2019, công ty này đã hoàn thành 68% kế hoạch doanh thu và 35% kế hoạch lợi nhuận.

Theo BCTC, thu nhập thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của ASM trong quý II/2020, giảm 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.893,6 tỷ đồng, do giá vốn hàng bán tăng. Lợi nhuận gộp trong kỳ của ASM tăng mạnh 18% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 365 tỷ đồng. Doanh thu tài chính quý II/2020 của ASM tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 55 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của ASM tăng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 161,3 tỷ đồng. Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm của Sao Mai tăng 14,6% so với cùng kỳ, đạt 6.079 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm đạt 312,5 tỷ đồng.

Theo BCTC hợp nhất quý III/2021, doanh thu của Sao Mai đạt 2.415 tỷ đồng, giảm 14,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp giảm 2% so với quý III/2020, đạt 287 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính năm 2022 của Sao Mai ghi nhận, doanh thu thuần tăng 20% so với năm ngoái, đạt 13.749 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, công ty lãi 963 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ.

Năm 2022, Sao Mai Group đặt mục tiêu doanh thu thuần 14.700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.630 tỷ đồng.

Bộ Công Thương vừa có quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Trần Hữu Linh giữ chức Tổng cục trưởng tổng cục Quản lý thị trường, từ ngày 12/10.

Thời hạn quyết định có hiệu lực trùng với thời điểm thành lập tổng cục Quản lý thị trường trên cơ sở nâng cấp từ cục Quản lý thị trường, theo quyết định của Thủ tướng công bố cách đây 1 tháng.

Ông Trần Hữu Linh sinh năm 1977, có bằng cử nhân Kinh tế đối ngoại, đại học Quốc gia Hà Nội; cử nhân Công nghệ thông tin, đại học Bách khoa Hà Nội. Ông Linh được điều động giữ chức Chánh văn phòng bộ Công Thương từ tháng 6/2016. Trước đó ông có nhiều năm giữ chức Cục trưởng cục Thương mại điện tử thuộc Bộ này.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc bộ Công Thương.

Theo quyết định này, cơ quan này sẽ gồm 6 đơn vị gồm: Văn phòng tổng cục; 4 vụ (vụ Tổ chức cán bộ; vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính; vụ Chính sách - Pháp chế; vụ Thanh tra - Kiểm tra) và cục Nghiệp vụ quản lý thị trường.

Tổng cục Quản lý thị trường là tổng cục ngành dọc duy nhất hiện nay không tổ chức thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.

Tại địa phương, cục Quản lý thị trường cấp tỉnh trực thuộc tổng cục, có đội Quản lý thị trường cấp huyện trực thuộc cục Quản lý thị trường cấp tỉnh thay cho mô hình chi cục trực thuộc sở Công Thương hiện nay.

Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và đội Quản lý thị trường cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Cũng theo Quyết định số 34 và Đề án thành lập tổng cục Quản lý thị trường phê duyệt kèm theo, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho bộ Công Thương thực hiện sắp xếp các đơn vị trực thuộc tổng cục ở địa phương theo lộ trình để bảo đảm ổn định tổ chức và hoạt động của Quản lý thị trường địa phương, không để khoảng trống trong quá trình thực hiện chuyển giao, giảm thiểu xáo trộn về tổ chức, nhân sự, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa, thực hiện tinh giản biên chế, bảo đảm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Ngày 15/8, Công an tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng bộ Công an về công tác cán bộ.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã thông báo quyết định của Bộ trưởng bộ Công an về việc điều động Đại tá Lê Xuân Minh, Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình nhận công tác, giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Đồng thời công bố quyết định của Bộ trưởng bộ Công an về việc điều động, bổ nhiệm Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình.

Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, Lãnh đạo bộ Công an, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ chúc mừng Đại tá Đỗ Thanh Bình vinh dự được Bộ trưởng bộ Công an bổ nhiệm, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình; yêu cầu Đại tá Đỗ Thanh Bình trên cương vị công tác mới tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống của Công an tỉnh Hòa Bình, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Đại tá Đỗ Thanh Bình, sinh năm 1976, quê quán Tiền Hải, Thái Bình.

Đại tá Đỗ Thanh Bình là Tiến sĩ Luật, chuyên ngành điều tra tội phạm, được đánh giá là cán bộ trẻ, có năng lực và trách nhiệm với công việc. Trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình, Đại tá Đỗ Thanh Bình đã trải qua nhiều vị trí công tác, có uy tín và đạt được nhiều thành tích quan trọng.

Đại tá Thân Văn Hải giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 1/2, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao quyết định của Bộ trưởng Công an về việc điều động, bổ nhiệm Đại tá Thân Văn Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc.

Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc Thân Văn Hải. (Ảnh: Công an Vĩnh Phúc)

Đồng thời, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Ngọc Khoa, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc, làm Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an Nhân dân.

Đại tá Thân Văn Hải sinh năm 1975, quê quán huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc, ông Thân Văn Hải từng giữ các vị trí: Phó trưởng Công an huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang), Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang.

Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa làm Giám đốc Công an tỉnh Nam Định

Ngày 1/4, Công an tỉnh Nam Định tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Công an về việc điều động và bổ nhiệm Giám đốc Công an tỉnh.

Theo đó, Bộ trưởng Công an điều động, bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Hữu Mạnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nam Định kể từ ngày 1/4.

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Công an tỉnh Nam Định Nguyễn Hữu Mạnh. (Ảnh: VGP)

Đại tá Nguyễn Hữu Mạnh sinh năm 1977, quê quán huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông có trình độ Tiến sĩ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thạc sĩ Học viện An ninh Nhân dân, điều tra viên cao cấp; Cao cấp lý luận chính trị.

Trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nam Định, ông Nguyễn Hữu Mạnh từng giữ các chức vụ: Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Thanh Hóa, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa.

Phó Cục trưởng C03 giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn

Ngày 13/5, Bộ Công an tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Công an về việc điều động, bổ nhiệm Đại tá Vũ Như Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) làm Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.

Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an trao quyết định và chúc mừng Đại tá Vũ Như Hà được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn. (Ảnh: TTXVN)

Đại tá Vũ Như Hà sinh năm 1970, quê quán ở xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; cư trú tại xã Phước Kiến, huyện Nhà bè, TP.HCM.

Trong quá trình công tác, ông Vũ Như Hà từng đảm nhiệm các chức vụ: Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Công an TP.HCM; Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an.

Đại tá Nguyễn Xuân Thao làm Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh

Ngày 20/6, Công an tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Công an về công tác cán bộ.

Tại buổi lễ, lãnh đạo Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, công bố quyết định của Bộ trưởng Công an về điều động, bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Xuân Thao, Phó Cục trưởng Cục An ninh đối ngoại, đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh.

Đại tá Nguyễn Xuân Thao, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh, phát biểu nhận nhiệm vụ. (Ảnh: Công an tỉnh Hà Tĩnh)

Đại tá Nguyễn Xuân Thao đảm nhiệm cương vị mới thay người tiền nhiệm là Đại tá Nguyễn Hồng Phong chuyển công tác làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.

Tân Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Xuân Thao sinh năm 1977, quê quán huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Trong quá trình công tác, Đại tá Nguyễn Xuân Thao từng giữ chức Trưởng phòng Tham mưu của Cục An ninh đối ngoại, Bộ Công an. Tháng 11/2019, ông được điều động làm Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.

Đến tháng 1/2023, ông Nguyễn Xuân Thao quay trở lại làm Phó Cục trưởng Cục An ninh đối ngoại, Bộ Công an.

Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai

Ngày 21/6, Công an tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.

Theo đó, Bộ trưởng Công an điều động Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, đến nhận công tác và giữ chức Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Bộ Công an.

Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hồng Phong. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)

Đồng thời, Bộ trưởng Công an điều động Đại tá Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh, đến nhận công tác và giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.

Tân Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Phong sinh năm 1979, quê quán tỉnh Phú Thọ.

Trước khi về Hà Tĩnh công tác, ông Nguyễn Hồng Phong giữ chức Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an. Đến tháng 7/2022, ông Nguyễn Hồng Phong (thời điểm đó mang cấp hàm thượng tá) được điều động và bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh.

Đại tá Trần Văn Phúc làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh

Ngày 12/8, Công an tỉnh Quảng Ninh và Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an tổ chức lễ công bố, thông báo quyết định của Bộ trưởng Công an.

Tại buổi lễ, đại diện Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, công bố quyết định của Bộ trưởng Công an về việc điều động Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh đến công tác và giữ chức vụ Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an, trao quyết định của Bộ trưởng Công an cho Đại tá Trần Văn Phúc. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh)

Đồng thời, Bộ trưởng Công an điều động Đại tá Trần Văn Phúc, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, đến công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh.

Tân Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh Trần Văn Phúc sinh năm 1978, quê quán huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Trong quá trình công tác, ông Trần Văn Phúc từng giữ chức vụ: Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu, Bộ Công an; Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình.

Đại tá Nguyễn Thanh Hải làm Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh

Ngày 15/8, Bộ Công an công bố quyết định của Bộ trưởng Công an về việc điều động, bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp đến nhận công tác và giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh.

Đại tá Nguyễn Thanh Hải phát biểu nhận nhiệm vụ. (Ảnh: Báo Trà Vinh)

Đại tá Nguyễn Thanh Hải giữ cương vị này thay Đại tá Trần Xuân Ánh được điều động làm Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình.

Tân Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh Nguyễn Thanh Hải sinh năm 1973, quê quán huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.

Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh làm Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình

Ngày 16/8, Bộ Công an tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Công an về việc điều động Đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh, đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an trao quyết định của Bộ trưởng Công an cho Đại tá Trần Xuân Ánh. (Ảnh: TTXVN)

Ông Trần Xuân Ánh đảm nhiệm cương vị mới thay người tiền nhiệm là Đại tá Trần Văn Phúc được điều động giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh.

Đại tá Trần Xuân Ánh sinh năm 1975, quê quán huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Tháng 10/2019, ông Trần Xuân Ánh làm Phó Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an. Hai năm sau, ông giữ cương vị Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh.

Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam

Ngày 20/8, tại Công an tỉnh Quảng Nam, Bộ Công an phối hợp Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức lễ thông báo, công bố các quyết định của Bộ trưởng Công an về việc điều động Đại tá Nguyễn Hữu Hợp, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, trao quyết định và tặng hoa cho Đại tá Nguyễn Hữu Hợp. (Ảnh: Báo Quảng Nam)

Đại tá Nguyễn Hữu Hợp được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam thay người tiền nhiệm là Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng, hiện là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam.

Tân Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hữu Hợp sinh năm 1968, quê quán huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông tốt nghiệp Đại học An ninh Nhân dân; Cao cấp lý luận chính trị.

Tháng 5/2022, khi đang giữ chức Phó Cục trưởng Cục An ninh Kinh tế, Bộ Công an, Đại tá Nguyễn Hữu Hợp được Bộ trưởng Công an điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình.

Nhắc đến cụm từ CEO chắc hẳn ai cũng nghĩ tới chân dung là một người thành đạt, trí tuệ, thông minh, đầy bản lĩnh và rất giàu kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của đời sống. Trở thành CEO là ước mơ của rất nhiều nhà quản trị không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều doanh nhân, những nhà CEO được cả thế giới biết đến là những người có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế xã hội ở Việt Nam. Họ không chỉ giỏi trên các lĩnh vực kinh tế, mà họ còn sở hữu khối tài sản khổng lồ. Vậy họ là ai? Dưới đây là chân dung các CEO nổi tiếng Việt Nam tính đến năm 2022 do Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI tổng hợp được. Mình cùng tìm hiểu nhé!