Vingroup 25 Năm Tù Bao Nhiêu Năm Tù Về Việt Nam
Bị cáo Phan Quốc Việt (trái) và Hồ Anh Sơn tại phiên tòa chiều 29-12
Các bị cáo làm mất uy tín, lòng tin của nhân dân với quân đội
Hội đồng xét xử đánh giá tính chất vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, làm mất uy tín, lòng tin của nhân dân đối với quân đội.
Hội đồng xét xử tuyên án với các bị cáo - Ảnh: DANH TRỌNG
Bên cạnh đó, hành vi của các bị cáo còn xâm phạm đến tính đúng đắn, cạnh tranh công bằng trong đấu thầu, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Vi vậy, tòa cho rằng cần xử lý nghiêm các bị cáo theo quy định pháp luật.
Hội đồng xét xử cho rằng đây là vụ án đồng phạm giản đơn.
Trong đó, bị cáo Trịnh Thanh Hùng vì vụ lợi cá nhân mà đã lợi dụng chức vụ quyền hạn Bộ Khoa học và Công nghệ giao để thông đồng với Phan Quốc Việt rồi yêu cầu Hồ Anh Sơn đưa Việt Á vào tham gia đề tài nghiên cứu, sản xuất kit xét nghiệm, sau đó nghiệm thu đề tài trái pháp luật.
Bị cáo Phan Quốc Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng và Hồ Anh Sơn dùng kit của Việt Á cung cấp đưa đi thử nghiệm, nghiệm thu đề tài trái pháp luật.
Ngoài ra Phan Quốc Việt vì vụ lợi cá nhân, muốn bán được nhiều kit thu nhiều lợi nhuận nên để Học viện Quân y nhận kit, lập các văn bản trước rồi hợp thức sau, sau đó chi tiền "hoa hồng" cho các bị cáo khác. "Bị cáo Việt giữ vai trò, trách nhiệm chính trong vụ án".
Bị cáo Hồ Anh Sơn được Học viện Quân y phân công nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, tuy nhiên bị cáo không thực hiện việc nghiên cứu, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung của đề tài mà thông đồng cùng Hùng và Việt sử dụng kit của Việt Á để cung cấp, đưa đi thử nghiệm đề tài trái pháp luật.
Các bị cáo nghe tuyên án - Ảnh: DANH TRỌNG
Bị cáo Sơn phải chịu trách nhiệm sau bị cáo Hùng và Việt, và chịu trách nhiệm với thiệt hại của việc nghiên cứu đề tài.
Ngoài ra Hồ Anh Sơn còn lợi dụng chức vụ quyền hạn thu gom tăm bông, ống môi trường, dán nhãn Học viện Quân y rồi bán lại cho Công ty Việt Á để thu lời bất chính.
Cựu tổng giám đốc Việt Á mong tòa "xem xét công trạng"
Trong hai ngày xét xử trước đó, mỗi khi được cảnh sát dẫn giải vào phòng xử, bị cáo Phan Quốc Việt cười tươi, gật đầu chào, thi thoảng quay sang nói chuyện với cựu thượng tá Hồ Anh Sơn và các bị cáo khác.
Bị cáo Hồ Anh Sơn tại phiên tòa ngày 29-12
Trả lời thẩm vấn, ông Việt cho biết Việt Á tham gia đề tài nghiên cứu, chế tạo kit xét nghiệm với Học viện Quân y vì trước đó công ty của ông "đã là doanh nghiệp hàng đầu" trong ngành sản xuất kit xét nghiệm.
Cựu tổng giám đốc Việt Á cho hay "không có động cơ vụ lợi" vì khi xông vào tâm dịch chính bản thân ông chấp nhận hy sinh cả tính mạng. Ông Việt khẳng định "riêng về vấn đề xét nghiệm thì công trạng của Việt Á phải lớn hơn Bộ Y tế".
Trong khi đó, bị cáo Hồ Anh Sơn thừa nhận đã soạn văn bản cho Công ty Việt Á cùng nghiên cứu kit xét nghiệm với Học viện Quân y.
Các bị cáo trong phiên tòa chiều 29-12 - Ảnh: DANH TRỌNG
Đáng chú ý, trong phần tự bào chữa, bị cáo Sơn chỉ xin tòa đặt một câu hỏi: "Nếu chúng ta ở trong hoàn cảnh như vậy với chất lượng hai bộ kit như vậy thì chúng ta chọn phương án nào?".
Đối đáp lại quan điểm bào chữa của các luật sư, bị cáo, viện kiểm sát khẳng định việc mua bán kit xét nghiệm giữa Công ty Việt Á và Học viện Quân y phục vụ cho việc phòng chống dịch diễn ra với rất nhiều hợp đồng, trong thời gian dài, nên "không còn là tình thế cấp thiết".
Đại diện viện kiểm cho rằng bị cáo Sơn là một nhà khoa học "không thể dùng kết quả nghiên cứu của người khác để đánh bóng tên tuổi, vụ lợi".
Nói lời sau cùng, cựu thượng tá Hồ Anh Sơn thừa nhận sai phạm, cho hay "nếu thời gian quay lại vẫn dấn thân nhưng chọn con đường đúng đắn".
Còn Phan Quốc Việt mong tòa xem xét công trạng của mình, giá trị của kit Việt Á, bối cảnh phạm tội, "hoàn toàn vì lợi ích chung của đất nước", để cho bị cáo mức án thấp nhất có thể.
Các bị cáo còn lại đều bày tỏ sự ăn năn, hối hận, mong tòa cân nhắc, cho hưởng chính sách khoan hồng.
Bản án xác định, trước tình hình dịch COVID-19 xuất hiện ở nước ngoài, có nguy cơ vào Việt Nam, ban giám đốc Học viện Quân y đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch, trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu bộ kit xét nghiệm COVID-19.
Do vụ lợi cá nhân, từ tháng 1-2020, Trịnh Thanh Hùng đã thông đồng với Phan Quốc Việt và Hồ Anh Sơn đưa Công ty Việt Á vào tham gia đề tài với vai trò là cơ quan phối hợp, sản xuất 20.000 test kit thử nghiệm. Sau đó để Việt Á được cấp phép, sản xuất thương mại trái pháp luật bộ kit.
Hành vi gian dối của các bị cáo đã gây thiệt hại gần 18,5 tỉ đồng. Ông Hùng bị cáo buộc nhận "lót tay" 350.000 USD từ Việt Á, ông Sơn nhận 2,5 tỉ đồng.
Ngoài ra, Phan Quốc Việt chi hơn 7,1 tỉ đồng cho nhóm cựu sĩ quan Học viện Quân y liên quan sai phạm trong đấu thầu vật tư y tế tại Bắc Ninh, Bắc Giang và TP.HCM, giai đoạn tháng 5 đến tháng 12-2021.
Từ tháng 4/2020 đến tháng 8/2020, Nguyễn Văn Bình, SN 1992, trú tại xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã lập công ty, tự xưng là Phó Trưởng phòng nhân sự của Tập đoàn Vingroup để lừa đảo, với tổng số tiền chiếm đoạt gần 500 triệu đồng.
Trước đó, Bình đã từng bị Tòa án xét xử với hai bản án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sau khi chấp hành xong án phạt trở về địa phương sinh sống do không có việc làm ổn định nên Bình đi làm bảo vệ cho một số siêu thị, cửa hàng tại một số địa phương.
Khai nhận tại phiên tòa, Nguyễn Văn Bình cho biết năm 2018 quen biết 2 người có tên Phạm Ngọc Hùng và Nguyễn Thị Kim Trang (đến nay chưa xác định được địa chỉ, nơi ở cụ thể), cả ba đã bàn bạc, thống nhất với nhau về việc thành lập Công ty về lĩnh vực bảo vệ để đi lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người khác.
Sau đó, ba người đã tự dựng lên Công ty giả mang tên Công ty TNHH bảo vệ Vingroup Hà Nội, làm giả 1 dấu có khắc tên Công ty TNHH bảo vệ Vingroup Hà Nội. Đồng thời, tự dựng lên các chức vụ trong Công ty, cụ thể: Phạm Ngọc Hùng là Tổng Giám đốc; Nguyễn Thị Kim Trang là Trưởng phòng nhân sự; Nguyễn Văn Bình là Phó Trưởng phòng nhân sự.
Đến tháng 4/2020, khi đang ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình cùng với Lê Văn Yên, SN 1997, trú tại xã Tân Bình, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa (là bạn của Bình và được Bình rủ rê, lừa ra tỉnh Ninh Bình để làm bảo vệ) thì Bình gặp và thuê anh Dương Ngọc Anh, SN 1991, trú tại xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (làm nghề lái xe taxi tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) chở Bình và anh Lê Văn Yên đến một số địa điểm tại thành phố Ninh Bình.
Nguyễn Văn Bình tự giới thiệu với Dương Ngọc Anh mình là Phó Trưởng phòng nhân sự của tập đoàn Vingroup đang đi tuyển nhân sự, Quá trình tiếp xúc, nói chuyện, Nguyễn Văn Bình biết được anh Dương Ngọc Anh là người đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan mới về nước, có xe ô tô riêng để làm nghề lái taxi, có khả năng về kinh tế, vì vậy Nguyễn Văn Bình nảy sinh ý định sẽ rủ rê Dương Ngọc Anh tham gia thành lập Công ty nhằm mục đích lừa đảo lấy tiền của anh Anh.
Khi vào Hà Tĩnh, Bình đã nói dối với anh Dương Ngọc Anh là Công ty tổng ở Hà Nội (Công ty TNHH bảo vệ Vingroup Hà Nội) đã nhận được mục tiêu bảo vệ Tòa nhà Vincom Hà Tĩnh và khu biệt thự liền kề, đồng thời đã chuyển lại mục tiêu bảo vệ đó cho Bình và Trang.
Từ đó, Nguyễn Văn Bình đã lấy được lòng tin và rủ rê anh Dương Ngọc Anh tham gia cùng thành lập Công ty đào tạo nhân viên bảo vệ để bảo vệ mục tiêu nói trên.
Ngoài ra, Nguyễn Văn Bình còn nói dối với Dương Ngọc Anh về việc lợi nhuận từ việc bảo vệ mục tiêu nói trên. Cụ thể: Bình nói phía Tổng công ty tại Hà Nội chỉ hưởng lợi 10% lợi nhuận thu được, phần lợi nhuận còn lại Công ty bảo vệ tại Hà Tĩnh sẽ được hưởng lợi. Sau khi Nguyễn Văn Bình rủ rê như trên thì anh Dương Ngọc Anh đã tin tưởng, đồng ý tham gia thành lập Công ty cùng với Bình.
Nguyễn Văn Bình và Dương Ngọc Anh đã thuê căn nhà có địa chỉ tại số 45, đường Nguyễn Biểu, phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh để làm trụ sở của Công ty. Sau đó, Nguyễn Văn Bình đã yêu cầu anh Dương Ngọc Anh đóng góp vốn điều lệ để thành lập Công ty với số tiền là 70.000.000 đồng.
Để tạo thêm niềm tin, Bình nói rằng bản thân Bình sẽ đóng vốn điều lệ số tiền là 100.000.000 đồng; Nguyễn Thị Kim Trang đóng vốn điều lệ là 90.000.000 đồng và Lê Văn Yên đóng vốn điều lệ là 45.000.000 đồng. Tuy nhiên, thực tế Bình, Trang, Yên hoàn toàn không đóng khoản tiền này.
Ngoài ra, Bình còn nói với Dương Ngọc Anh việc anh Yên còn thiếu tiền để đóng góp vốn điều lệ nên muốn vay của anh Anh số tiền là 20.000.000 đồng. Nghe vậy, anh Anh tin tưởng đã đóng đủ số tiền 70.000.000 đồng tiền góp vốn điều lệ cho Bình đồng thời cho anh Yên vay thêm số tiền là 20.000.000 đồng theo yêu cầu của Bình. Tổng số tiền 90.000.000 đồng nói trên anh Anh đều giao nộp cho Bình.
Sau khi nhận được tiền từ anh Dương Ngọc Anh thì Nguyễn Văn Bình đã làm giả, ký giả vào giấy góp vốn điều lệ có chữ ký xác nhận của người có chức danh là Tổng giám đốc có tên là Phạm Ngọc Hùng, đóng dấu đỏ của Công ty TNHH bảo vệ Vingroup Hà Nội rồi đưa lại cho Anh giữ làm tin.
Để tiếp tục tạo niềm tin từ Dương Ngọc Anh, Nguyễn Văn Bình đã thuê anh Phạm Quốc Huy, SN 1981, trú tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (là Giám đốc Công ty cổ phần Tâm - Tầm - Tài ở thành phố Vinh, Nghệ An) làm thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh cho Công ty và đặt tên là Công ty TNHH an ninh bảo vệ Group Hà Tĩnh.
Ngày 13/5/2020, Công ty TNHH an ninh bảo vệ Group Hà Tĩnh được Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Nguyễn Văn Bình chỉ đạo phân công cơ cấu, bộ máy lãnh đạo của Công ty TNHH an ninh bảo vệ Group Hà Tĩnh.
Khi Công ty đi vào hoạt động, các đối tượng đã kêu gọi một số người thân quen vào học, với chính sách là mỗi học viên tham gia vào Công ty đào tạo sẽ chỉ phải đóng số tiền là 700.000 đồng để mua đồng phục, đối với học viên ở xa sẽ được Công ty chi trả, hỗ trợ các khoản chi phí ăn, ở. Ngoài ra, các học viên được Công ty cam kết sau khi đào tạo sẽ có việc làm ngay tại Tòa nhà VinCom Hà Tĩnh, với tiền lương là 7.000.000 đồng/1 tháng, trong quá trình học, các học viên sẽ được hưởng 80% tiền lương.
Để tiếp tục lừa và lấy tiền từ Dương Ngọc Anh, Bình cũng nhiều lần đưa các lý do ra thuyết phục để anh Dương Ngọc Anh và các nạn nhân khác chuyển tiền.
Hành vi phạm tội của Nguyễn Văn Bình khai nhận tại phiên tòa đúng với cáo trạng VKS đã truy tố. Hội đồng xét xử TAND huyện Thạch Hà đã tuyên phạt Nguyễn Văn Bình 11 năm giam về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 174 Bộ luật hình sự.