Thái Miếu Nhà Mạc
Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn người làng Trà Hương huyện Nghi Dương xứ Hải Dương, nay là thôn Trà Phương, xã Thuỵ Hương, huyên Kiến Thụy Hải Phòng. Các nhà phong thủy giải thích làng Trà Phương xưa thường sinh con gái có nhan sắc, đức hạnh. Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, vợ đích của vua khai sáng nhà Mạc là Mạc Đăng Dung. Câu đồng dao cổ: “Cổ trai Đế Vương, Trà Hương Công Chúa” chứng minh thuyết phong thủy trên. Theo chỗ tôi biết, có ít nhất 3 cuốn sử chính thống, ca ngợi đời sống ấm no, an lạc của nhân dân ta dưới thời Mạc: “Mạc có lệnh cấm các xứ trong ngoài người ta không được cầm giáo mác và binh khí hoành hành ở đường sá, ai trái thì cho pháp ty bắt. Từ đó những người đi buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ, trong khoảng mấy năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm thôi. Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn” [1]. (Lê Quý Đôn) Về nội dung này , sách Toàn thư ghi như trên và thêm một số chi tiết: “Từ đấy, người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không , ban đêm không còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ cần mỗi tháng xem lại một lần, có khi sinh đẻ cũng không biết được là gia súc nhà mình. Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên” [2] (Toàn thư) Phan Huy Chú nhân viết về vua Mạc Đăng Doanh , cũng ca ngợi tình hình xã hội và đời sống của nhân dân đương thời : “Mạc Đăng Doanh tính tình khoan hậu. Ông giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo, ít việc tạp dịch, nhẹ thuế khoá. Bấy giờ được mùa, nhà no người đủ, trong nước gọi thời ấy là trị bình”[3] Một sự kiện lịch sử được các nhà sử học đồng thanh nhắc lại nhiều lần, chứng tỏ rằng đó là một sự thật hiển nhiên, gây ấn tượng sâu sắc và hiếm có trong xã hội phong kiến nước ta. Đây là công lao của nhà Mạc, là một nét đẹp đặc biệt, không thể không nhấn mạnh.
"Sa mạc giữa đại dương" còn gì khác?
Ngoài rác vũ trụ, có thể tìm thấy gì ở vùng "sa mạc" này? Không có nhiều thứ khác. Kể cả hệ sinh vật biển tại đây cũng rất kém đa dạng vì nhiều nguyên nhân.
Khoảng cách quá lớn tới những vùng đất xung quanh, các dòng chảy đại dương khiến vùng biển trung tâm bị cô lập, và mức tia cực tím quá cao là những lý do biến vùng biển này thành một hoang mạc giữa đại dương.
Diện tích quá lớn của khu vực cũng là rào cản cho những nhà nghiên cứu hải dương học. Với diện tích 37 triệu km vuông, vùng hải lưu này chiếm tới 10% diện tích đại dương, và rất khó để tìm hiểu những đặc điểm sinh học ở cả một vùng biển rộng lớn như vậy.
Vùng biển rộng lớn ở Nam Thái Bình Dương được ví như một hoang mạc vì có rất ít sinh vật tồn tại nơi đây. Ảnh: MPI Marine Microbiology.
Cuối năm 2015, nhóm nghiên cứu thuộc Viện hải dương học của Học viện Max Planck, Đức đã thực hiện chuyến đi kéo dài 7.000 km từ Chile tới New Zealand để tìm hiểu vùng biển này.
"Chúng tôi rất bất ngờ khi thấy rằng lượng tế bào ở mặt biển Nam Thái Bình Dương thấp hơn khoảng 1/3 so với vòng hải lưu Đại Tây Dương. Có lẽ đây là vùng đại dương có lượng tế bào trên mặt biển thấp nhất", nhà vi sinh vật đại dương Bernhard Fuchs chia sẻ về nghiên cứu của nhóm.
Trong số các loại vi khuẩn mà nhóm thu nhận được, vi khuẩn AEGEAN-169 chiếm số lượng lớn và ở mặt nước rất nông, trong khi loại vi khuẩn này thường được tìm thấy ở độ sâu khoảng 500 m tại các vùng đại dương khác.
Dù là điểm xa đất liền nhất trên đại dương và được đánh giá là rất sạch, khu vực này giờ đây cũng có nhiều rác thải nhựa của con người. Ảnh: National Geographic.
"Đây có thể là sự tiến hoá để thích nghi với số lượng sinh vật quá ít và bức xạ cao tại bề mặt khu vực này", nhà vi sinh vật Greta Reintjes nhận xét.
Nhìn chung, khu vực vòng hải lưu Nam Thái Bình Dương thực sự là một "hoang mạc" giữa đại dương, bởi có quá ít sinh vật có thể sống ở đây. Chính những vi khuẩn cũng phải tiến hoá để thích nghi với môi trường này.
Bù lại, với rất ít dấu vết của con người, trừ những mảnh rác trở về từ vũ trụ, đây được coi như vùng biển sạch nhất trên Trái Đất.