Hơn 48,000 đoạn phim của người bản ngữ

Với ưu điểm vượt trội của khóa luyện thi TIẾNG ANH B1 Online Tại Nhà cấp tốc:

Thời gian học linh động có 3 ca học trong 1 ngày để chọn và 7 ngày trong tuần Học mọi lúc - mọi nơi trên mọi thiết bị

Trung tâm Dạy Theo nhóm nhỏ kèm từng học viên

Tài liệu tổng hợp, chọn lọc bám sát đề thi B1 B2 thật tế

Tiết kiệm thời gian so với lớp thông thường đến 80%

Cam kết đảm bảo đầu ra ngay kì thi đầu tiên

Lịch thi sẽ được mình cập nhật thường xuyên vào thứ 7, CN hằng tuần. Tuy nhiên một số hội đồng có thể thay đổi thời gian tổ chức 2 tuần/lần hoặc 1 tháng/ lần.

Tiếng Anh A2 tương đương bậc 2 theo Khung 6 bậc

Tiếng Anh B1 tương đương bậc 3 theo Khung 6 bậC

Tiếng Anh B2 tương đương bậc 4 theo Khung 6 bậc

Tiếng Anh C1 tương đương bậc 5 theo Khung 6 bậc

Ngoại ngữ 2 tiếng Pháp B1, tiếng Trung B1

Chứng chỉ quốc tế TOEIC-TOELF-IELTS Vui lòng liên hệ trực tiếp

VSTEP MASTER - Chinh Phục Ngoại Ngữ Vstep. Nơi Luyện Thi Tiếng Anh VSTEP Số 1 Tại Việt Nam - Có tỷ lệ đậu cao nhất

Học Viên Đăng Ký Lớp Tiếng Anh B1 B2 Online

Các Trường Được Cấp Chứng Chỉ Tiếng Anh B1 B2 Năm 2020

Đến Với Luyện Thi Chứng Chỉ Tiếng Anh B1 B2 Online Tại Nhà Đảm Bảo Đậu:

Là chương trình hỗ trợ luyện thi Tiếng anh B1 B2 cấp tốc có đảm bảo kết quả đầu ra. Dành cho mọi đối tượng như học sinh sinh viên, cán bộ viên chức đang cần bổ sung chứng chỉ nghề nghiệp để hoàn tất hồ sơ tại cơ quan. Nhưng không có thời gian ôn tập Tiếng Anh B1 B2 dài hạn, kiến thức lâu không sử dụng. Với mong muốn kịp thời có bằng tiếng anh B1 B2. Để đủ điều kiện tham gia xét tuyển, chuyển ngạch, nâng lương tại nơi làm việc.

Cam Kết Đồng Hành Cùng Bạn Trong Kỳ Thi Tiếng Anh B1

HỌC PHÍ THI CHỨNG CHỈ BAO ĐẬU BẢO ĐẢM ĐẦU RA

Hỗ trợ Trực Tiếp : 0944434169 Mr Toàn ( ZALO )

Cam Kết Đồng Hành Cùng Bạn Trong Kỳ Thi Tiếng Anh B1

Theo báo cáo thường niên 2023 về “Dạy và học ngoại ngữ tại Việt Nam” vừa được công bố, học sinh Việt Nam chưa thực sự vượt trội trong các kỳ thi tiếng Anh quốc kỹ năng nói (speaking). Điểm trung bình môn nói cho kỳ thi TOEFL là 14/30 và cho kỳ thi IELTS là 5.8.

Độ tuổi thi IELTS ngày càng trẻ

Báo cáo “Dạy và học ngoại ngữ tại Việt Nam” năm 2023 nhận định độ tuổi thi IELTS của người Việt Nam ngày càng trẻ. Cụ thể, vào năm 2018, hơn 50% người thi IELTS có độ tuổi trên 23. Chỉ gần 1,5% người thi IELTS thuộc độ tuổi 16-18, hơn 13% trong nhóm 19-22 tuổi. Sau 5 năm, tỷ lệ học sinh, sinh viên 16-22 tuổi trong tổng số người thi IELTS tăng lên 62%. Nhóm 16-18 tuổi chiếm 30%, tăng 20 lần so với năm 2018; nhóm 19-22 tuổi tăng hơn hai lần; nhóm trên 23 tuổi giảm hơn một nửa, từ gần 52 xuống 20%.

Từ năm 2017, Bộ GDĐT xét miễn thi và tính điểm 10 tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ với thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 4.0 trở lên hoặc tương đương. Năm 2021 có hơn 28.600 thí sinh thuộc diện này, năm 2022 tăng lên hơn 35.000 và năm 2023 là 47.000 em. Ngày càng nhiều trường đại học tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển chứng chỉ IELTS và tương đương. Đây chính là những lý do khiến chứng chỉ ngoại ngữ nói chung và chứng chỉ IELTS ngày càng được ưa chuộng, nhóm học sinh ở độ tuổi THCS, THPT sở hữu chứng chỉ này ngày càng tăng.

Bà Nguyễn Thị Mai Hữu - Trưởng ban Quản lý Đề án ngoại ngữ quốc gia cho biết, theo dữ liệu từ tổ chức IELTS, điểm thi trung bình của người Việt năm 2022 là 6.2/9.0, xếp thứ 23 trên 40 quốc gia tổ chức kỳ thi IELTS, cùng hạng với Hàn Quốc, Pakistan và Ấn Độ.

Thực tế cũng cho thấy, điểm trung bình môn ngoại ngữ qua kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của học sinh Việt Nam còn thấp. Qua dữ liệu thống kê từ Bộ GDĐT về điểm thi môn tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tính từ năm 2020 đến 2023, điểm trung bình là 5,25. Gần 50% học sinh đạt điểm dưới 5.

Ông Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Bộ GDĐT) cho biết, trong 10 năm trở lại đây, việc triển khai dạy - học ngoại ngữ tại Việt Nam phát triển rất nhanh, đặc biệt ở các vùng, miền có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi. Cùng với việc phát triển về quy mô, chất lượng dạy và học cũng tăng lên, thể hiện ở sự đa dạng, phong phú trong cách học, cách dạy.

Năm học 2023 - 2024 là năm thứ 4 triển khai Chương trình GDPT mới đối với cấp tiểu học, năm thứ 3 với THCS và năm thứ 2 với THPT. Chương trình môn tiếng Anh theo Chương trình GDPT 2018 được thiết kế nhằm tạo sự liên thông, liền mạch trong quá trình dạy - học tiếng Anh trong toàn bộ hệ thống, từ lớp 1 đến lớp 12. Việc triển khai theo lộ trình dần thay thế các chương trình dạy ngoại ngữ hiện có. Tính đến thời điểm hiện tại, Chương trình môn tiếng Anh theo Chương trình GDPT 2018 được triển khai ở các khối lớp 1, 2, 3, 6, 7 và 10 trên 63 tỉnh/thành.

Báo cáo của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho thấy, môn ngoại ngữ theo Chương trình GDPT mới đã khơi gợi sự hứng thú với môn ngoại ngữ. Hầu hết học sinh cho rằng rất thích thú với giờ học tiếng Anh, đặc biệt là học sinh tiểu học.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, việc dạy - học ngoại ngữ tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn như thiếu giáo viên, hạn chế tiếp cận do vùng miền, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học… Để đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình mới môn tiếng Anh, đến năm học 2022-2023, hầu hết các giáo viên tiếng Anh cả nước đã được tham gia các khóa bồi dưỡng năng lực sư phạm giảng dạy tiếng Anh.

Theo kết quả rà soát, đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên tiếng Anh các cấp học phổ thông tại các địa phương, đến năm học 2022-2023, số giáo viên tiếng Anh các cấp học phổ thông đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ để triển khai chương trình ngoại ngữ mới là 84%. Trong đó cấp tiểu học là 84%, cấp THCS là 87%, cấp THPT là 77%.

Bộ GDĐT đã ban hành chương trình các môn ngoại ngữ theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 (GDPT mới). Đến năm học 2022- 2023 đã có 53/63 địa phương triển khai thí điểm hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh.

Lịch sử của ngôn ngữ Anh thường, có lẽ quá rõ ràng, được chia làm 3 thời kỳ: Tiếng anh cổ (hay còn gọi là tiếng Anglo-Saxon), tiếng Anh trung cổ và tiếng Anh hiện đại. Thời kỳ tiếng anh cổ bắt đầu với sự di cư của một số bộ lạc người Đức từ lục địa đến Vương Quốc Anh vào thế kỷ thứ năm trước công nguyên, mặc dù không có ghi chép nào về ngôn ngữ của họ từ trước thế kỷ thứ bảy, cho đến cuối thế kỷ thứ mười một hoặc lâu hơn. Vào thời điểm đó, tiếng Latin, Old Norse (ngôn ngữ của bộ tộc Viking) và đặc biệt là tiếng Pháp Anglo-Norman của giai cấp thống trị sau Cuộc chinh phạt Norman năm 1066 đã bắt đầu tác động đáng kể lên từ vựng, khiến ngữ pháp của tiếng Anh cổ bắt đầu bị phá vỡ.

Một đoạn ví dụ ngắn dưới đây của tiếng Anh cổ minh họa một số cách quan trọng mà tiếng Anh biến đổi quá nhiều. Chúng ta cần xem xét cẩn thận để tìm ra những điểm tương đồng giữa ngôn ngữ của thế kỷ thứ mười với ngôn ngữ hiện nay. Ví dụ này được trích từ cuốn “Homily on St. Gregory the Great” của Aelfric và liên quan đến câu chuyện nổi tiếng về việc giáo hoàng đã gửi các nhà truyền giáo để cải đạo người Anglo-Saxon sang Kitô giáo sau khi thấy các cậu bé người Anglo-Saxon bị bán làm nô lệ ở Rome:

Eft he axode, hu ðære ðeode nama wære þe hi of comon. Him wæs geandwyrd, þæt hi Angle genemnode wæron. Þa cwæð he, “Rihtlice hi sind Angle gehatene, for ðan ðe hi engla wlite habbað, and swilcum gedafenað þæt hi on heofonum engla geferan beon.”

Người ta nhận ra một số từ có cách đánh vần khá giống ngôn ngữ hiện đại như he, of, him, for, and, on. Và đoán được sự giống nhau của một vài từ khác với những từ quen thuộc như nama và name, comon và come, wære và were, wæs và was. Nhưng cũng chỉ có những người đã nghiên cứu đặc biệt về tiếng Anh cổ mới có thể hiểu được đoạn văn. Ý nghĩa của đoạn trích như như sau:

Một lần nữa, ông [St. Gregory] hỏi bộ tộc vừa đến có thể mang tên gì.

Người ta trả lời ông rằng họ là người Ăng-lê.

Sau đó, ông nói, “Đúng là họ nên được gọi là Ăng-lê bởi vì họ mang vẻ đẹp của các thiên thần, và người Ăng-lê nên là bạn đồng hành của các thiên thần trên thiên đàng.”

Một số từ trong văn bản gốc đã được thay đổi như axode (asked), hu (how), rihtlice (rightly), engla (angels), habbað (have), swilcum (such), heofonum (heaven), and beon (be). Tuy nhiên, những từ khác, gồm một số từ khá phổ biến trong Tiếng Anh cổ, đã biến mất không dấu vết khỏi bộ từ vựng ngày nay như: eft “again,” ðeode “people, nation,” cwæð “said, spoke,” gehatene “called, named,” wlite “appearance, beauty,” and geferan “companions.” nhận ra được những từ này một cách tự nhiên bị cản trở bởi sự có mặt của hai ký tự đặc biệt þ còn gọi là “thorn,” và ð còn gọi là “edh,” Hai ký tự này được dùng trong Tiếng Anh cổ để biểu thị các âm được đánh vần th.

Có một số điều cần lưu ý như sau: Vào cuối thế kỷ thứ mười, hệ thống đại từ chưa xuất hiện. Dạng số nhiều của ngôi thứ ba bắt đầu bằng th-: hi được sử dụng thay cho they. Cách sắp xếp trật tự từ trong cũng làm kinh ngạc người đọc vì không giống một cách kì dị như tiếng Anh ngày nay. Chủ ngữ và động từ đổi vị trí và ở sau trạng từ —þa cwæð he “Then said he”— hiện tượng này không lạ lẫm trong Tiếng Anh hiện đại, nhưng tiếng anh ngày nay lại bị giới hạn trong một vài trạng từ như never và yêu cầu sự có mặt của các động từ phụ trợ như do hoặc have.

Trong các mệnh đề phụ, động từ chính phải ở cuối câu, một vật hoặc một giới từ có thể ở trước nó: þe hi of comon “which they from came,” for ðan ðe hi engla wlite habbað “because they angels’ beauty have.”

Có lẽ, khác biệt lớn nhất giữa Tiếng Anh cổ và Tiếng Anh hiện đại được phản ánh trong các câu của Aelfric (hệ thống các biến tố phức tạp), hiện nay chỉ còn sót lại một số. Các danh từ, tính từ và thậm chí cả bài viết bị thay đổi giống, cách và số: ðære ðeode “(of) the people” là giống cái, sở hữu cách và số ít, Angle “Angles” là giống đực, chủ ngữ trực tiếp và số nhiều, và swilcum “such” là giống đực, chủ ngữ gián tiếp và số nhiều.

Hệ thống các biến tố cho động từ cũng phức tạp hơn so với ngày nay. Ví dụ: habbað “have” kết thúc với hậu tố að của động từ số nhiều thì hiện tại.

Ngoài ra, có hai thức mệnh lệnh, bốn thức giả định (hai cho thì hiện tại và hai cho thì quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ) và một số thức khác hiện nay đã không còn.

Ngay cả khi Tiếng Anh hiện đại giữ nguyên hệ thống biến tố trước đây thì hình thức vẫn thay đổi. Động từ thì hiện tại tiếp diễn của Tiếng Anh cổ kết thúc bằng ende, không phải ing. Động từ thì quá khứ có thêm tiền tố ge (như là geandwyrd “answered” ở trước).

Thời kỳ Tiếng Anh trung cổ kéo dài khoảng từ thế kỷ thứ mười hai đến thế kỷ thứ mười lăm. Ảnh hưởng của tiếng Pháp (và tiếng Latinh, và thường là theo cách viết của tiếng Pháp) lên từ vựng tiếng Anh tiếp tục trong suốt thời kỳ này: mất một số biến tố, nhiều từ bị giảm mạnh (thường nguyên âm cuối không được nhấn mạnh đọc là -e) và nhiều thay đổi trong các hệ thống ngữ âm và ngữ pháp của ngôn ngữ.

Một đoạn văn điển hình, đặc biệt là đoạn văn tại giai đoạn sau của thời kỳ này, sẽ không lạ đối với chúng ta như văn phong của Aelfric; nhưng nó cũng sẽ không bị nhầm lẫn với văn bản đương đại.

Đoạn văn ngắn dưới đây được trích từ một tác phẩm cuối thế kỷ XIV có tên Mandeville phiêu lưu kí. Đó là truyện viễn tưởng dưới dạng văn học xê dịch, và, mặc dù tác phẩm được thể hiện dưới ngòi bút của một hiệp sĩ người Anh nhưng ban đầu được viết bằng tiếng Pháp và sau đó dịch sang tiếng Latin và tiếng Anh. Trong trích đoạn này, Mandeville mô tả vùng đất Bactria, dường như không phải là một nơi đầy mời gọi, vì là nơi trú ngụ của đám đầy độc địa và gian ác ” full yuele [evil] folk and full cruell.”

In þat lond ben trees þat beren wolle, as þogh it were of scheep; whereof men maken clothes, and all þing þat may ben made of wolle. In þat contree ben many ipotaynes, þat dwellen som tyme in the water, and somtyme on the lond: and þei ben half man and half hors, as I haue seyd before; and þei eten men, whan þei may take hem. And þere ben ryueres and watres þat ben fulle byttere, þree sithes more þan is the water of the see. In þat contré ben many griffounes, more plentee þan in ony other contree. Sum men seyn þat þei han the body vpward as an egle, and benethe as a lyoun: and treuly þei seyn soth þat þei ben of þat schapp. But o griffoun hath the body more gret, and is more strong, þanne eight lyouns, of suche lyouns as ben o this half; and more gret and strongere þan an hundred egles, suche as we han amonges vs. For o griffoun þere wil bere fleynge to his nest a gret hors, 3if he may fynde him at the poynt, or two oxen 3oked togidere, as þei gon at the plowgh.

Cách đánh vần rất lạ lùng so với các tiêu chuẩn tiếng Anh hiện đại và thậm chí không đồng nhất trong một vài câu (ví dụ như contré và contree, o [griffoun] và [gret hors], þanne và þan). Hơn nữa, trong văn bản gốc còn có thêm kí tự 3 khác với thorn, gọi là “yogh”, gây them khó khăn khi đánh vần. “Yogh” có thể đại diện cho một số âm nhưng ở đây có thể coi như tương đương với y. Thậm chí, người đọc có thể nhận ra những cách đánh vần lâu đời hơn (như u viết là v hoặc ngược lại), tuy nhiên, và chỉ có một vài từ như ipotaynes “hippopotamuses” và sithes “times” đã bị loại bỏ hoàn toàn khỏi hệ thống ngôn ngữ.

Chúng ta có thể nhận thấy một vài từ và cụm từ mà ý nghĩa không còn phổ biến như byttere “salty,” o this half “on this side of the world,” and at the poynt “to hand,” và tác động của tiếng Pháp qua hàng thế kỷ thống trị về từ vựng. Điều này thể hiện rõ nét qua việc nhiều từ quen thuộc không thể xuất hiện trong văn bản của Aelfric, ngay cả khi chủ đề của Aelfric cho phép như contree, ryueres, plentee, egle và lyoun.

Nói chung, trật tự từ rất giống với ngày nay, mặc dù ta có thể chú ý các cấu trúc như hath the body more gret and three sithes more þan is the water of the see. Chúng ta cũng nhận ra các động từ ở thì hiện tại vẫn được chia ở ngôi số nhiều như beren, dwellen, han và ben và trong khi chủ ngữ þei thay thế cho hi của Aelfric ở ngôi thứ 3 số nhiều thì hình thái của các đối tượng vẫn là hem.

Tương tự, số lượng biến tố cho danh từ, tính từ và động từ đã giảm đi rất nhiều. Và nếu so sánh ở hầu hết các phương diện, Mandeville gần giống với Hiện đại hơn so với Tiếng Anh cổ.

Thời kỳ Tiếng Anh hiện đại kéo dài từ thế kỷ XVI đến ngày nay. Giai đoạn đầu của thời kỳ này chứng kiến ​​sự chiến thắng của cuộc cách mạng âm vị học Tiếng Anh. Cuộc cách mạng này bắt đầu từ cuối thời kỳ Tiếng Anh trung cổ và chiến thắng của nó khiến âm vị nguyên âm được phân phối lại hiệu quả, gần với âm vị nguyên âm hiện tại. (Tiếng Anh của Mandeville có phát âm thậm chí ít quen thuộc với chúng ta hơn là ta thấy vậy.)

Những phát triển quan trọng khác bao gồm sự ổn định về chính tả của báo in, và khởi đầu của ảnh hưởng trực tiếp của tiếng Latin và, ở mức độ thấp hơn là tiếng Hy Lạp đối với từ vựng. Sau này, Tiếng Anh tiếp xúc với các nền văn hóa khác trên thế giới và Tiếng Anh bản ngữ được phát triển ở nhiều khu vực thuộc địa của Anh. Nhiều ngôn ngữ khác cũng có đóng góp nhỏ nhưng thú vị cho kho từ vựng tiếng Anh thế giới

Khía cạnh Lịch sử của Tiếng Anh thực sự bao gồm nhiều hơn ba thời kỳ phát triển đang được xem xét. Còn một thời kỳ nữa là tiền Tiếng Anh.

Như chúng ta thấy, ngôn ngữ tiếng Anh không chỉ đơn giản là tồn tại; nó được mang đến từ lục địa bởi các bộ lạc người Đức không có hình thức viết và do đó không để lại bất kỳ ghi chép nào.

Các nhà triết học cho rằng họ nói ngữ hệ Tây Đức và các ngữ hệ chưa được xác định như tổ tiên của tiếng Đức, tiếng Hà Lan, tiếng Low German và tiếng Frisian.

Họ biết điều này vì có nhiều điểm tương đồng giữa các hệ ngôn ngữ này nhưng lại bất đồng với tiếng Đan Mạch.

Tuy nhiên, chúng được tái cấu trúc ngôn ngữ trong từ vựng, âm vị học, ngữ pháp và ngữ nghĩa một cách tốt nhất thông qua các kỹ thuật so sánh tinh vi được phát triển chủ yếu trong thế kỷ trước.

Tương tự, bởi vì các ngôn ngữ cổ đại và hiện đại như Old Norse và Gothic hoặc tiếng Iceland và tiếng Na Uy có những điểm tương đồng với tiếng Anh cổ và tiếng Đức cổ hoặc tiếng Hà Lan và tiếng Anh mà chúng không giống với tiếng Pháp hoặc tiếng Nga. Rõ ràng là trước đây không có sự khác biệt ngôn ngữ mà có thể gọi đơn giản là tiếng Đức và phải được tái cấu trúc theo cùng một cách.

Tuy nhiên, trước đó, tiếng Đức chỉ là một ngữ hệ (tổ tiên của tiếng Hy Lạp, La tinh và tiếng Phạn là ba ngữ hệ khác) được quy ước theo tiếng Ấn-Âu. Do đó tiếng Anh chỉ là một thành viên tương đối trẻ của một đại gia đình ngôn ngữ cổ đại có con cháu bao phủ toàn cầu.