Nguyễn Ngọc Mai
Ông chịu trách nhiệm trong các quy trình tư vấn về các vấn đề thuế, doanh nghiệp và luật pháp cho các khách hàng bao gồm các tập đoàn đa quốc gia, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các công ty lớn của Việt Nam.
Trực tiếp Lễ bế mạc Olympic Tokyo 2020: Chủ nhà Thế vận hội Paris có màn "chào hỏi" ấn tượng
Đoạn video giới thiệu về Olympic Paris 2024 với sự xuất hiện của Thủ tướng Pháp Emmanuel Macron, tháp Eiffel, người dân Paris, những màn biểu diễn ấn tượng cả trên bầu trời và dưới mặt đất... thực sự ấn tượng.
Màn trình diễn "dòng sông ngân hà" khiến tất cả thích thú
19h55: Đoạn video giới thiệu về Olympic Paris 2024 với sự xuất hiện của Thủ tướng Pháp Emmanuel Macron, tháp Eiffel, người dân Paris, những màn biểu diễn ấn tượng cả trên bầu trời và dưới mặt đất... thực sự ấn tượng.
19h51: Bầu không khí cực sôi động tại Paris lúc này, nơi sẽ diễn ra kỳ Thế vận hội tiếp theo sau đây 3 năm.
19h40: Chủ tịch IOC, Thomas Bach, nhận lại lá cờ Olympic từ Thị trưởng Tokyo, bà Yuriko Koike, và trao lại cho Thị trưởng thành phố Paris, bà Anne Hidalgo.
19h28: Các nghệ sĩ của nước chủ nhà trình diễn trên sân khấu.
19h12: Lần đầu tiên trong lịch sử, ban tổ chức trao huy chương cho các VĐV ở môn điền kinh tại Lễ bế mạc. Đây được xem là môn thể thao khởi nguồn cho Olympic. Cả hai VĐV của Kenya đều giành HCV ở môn thi đấu đòi hỏi sức bền và sự dẻo dai này.
18h57: Nữ ca sĩ người Nhật Bản, Milet, tỏa sáng với ca khúc "Hymne à lamour".
18h56: Các nghệ sĩ Nhật Bản tái hiện lại nhịp sống thường nhật tại Tokyo thông qua những điệu nhảy đường phố vui nhộn.
18h51: Một nữ VĐV của đoàn Thể thao Ukraine nổi bật với khả năng uốn dẻo chân ấn tượng.
18h50: Bữa tiệc ánh sáng và âm thanh bắt đầu!
18h40: Bầu không khí lễ hội đang thực sự lan tỏa khắp SVĐ Olympic. Tất cả đang cùng hòa vào khúc nhạc rộn ràng, những điệu nhảy vui nhộn.
18h32: Các VĐV tranh thủ lưu lại những ký ức đẹp.
18h22: Dự kiến có khoảng 4.599 VĐV của các đoàn thể thao sẽ dự Lễ bế mạc. Sau những ngày tập trung thi đấu cháy hết mình, giờ là lúc các VĐV có thể hòa vào bầu không khí vui vẻ, giao lưu và sẻ chia cùng nhau.
18h16: Lễ diễu hành quốc kỳ của các quốc gia tranh tài ở Olympic Tokyo 2020.
18h09: Quốc ca Nhật Bản vang lên tại Sân vận động quốc gia.
18h08: Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, Nhật Hoàng Naruhito và Chủ tịch IOC, Thomas Bach cũng dự khán Lễ bế mạc.
18h00: Những hình ảnh đầu tiên của Lễ bế mạc Olympic Tokyo 2020. Thế vận hội năm nay phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức từ đại dịch Covid-19 và những yếu tố khác nhưng đã để lại nhiều dư âm khó quên. Đây được xem là kỳ Thế vận hội đặc biệt bậc nhất trong lịch sử.
17h46: Đã có tổng cộng 86 đoàn thể thao giành huy chương tại Olympic Tokyo 2020. Khá đáng tiếc khi đoàn Thể thao Việt Nam lại không thể giành được tấm huy chương nào. Dẫu vậy, điều quan trọng nhất, các VĐV của chúng ta đều đã thi đấu với tất cả khả năng của mình. "Cảm ơn! Các bạn đã vất vả rồi"
17h40: Nhờ chiến thắng 3-0: 25-21, 25-20, 25-14 của đội tuyển bóng chuyền nữ trước Brazil trong trận chung kết diễn ra trưa 8/8, đoàn Thể thao Mỹ vượt mặt đoàn Thể thao Trung Quốc trên bảng tổng sắp huy chương vàng với 39 HCV. Màn đua tranh cực kỳ hấp dẫn giữa hai nền thể thao hàng đầu thế giới.
17h38: Cũng tại Lễ bế mạc, nước chủ nhà Nhật Bản sẽ trao lại lá cờ Olympic cho Pháp, quốc gia đăng cai Thế vận hội Paris 2024.
17h33: Chủ đề của Lễ bế mạc Olympic Tokyo 2020 là "Worlds We Share" (tạm dịch: Thế giới sẻ chia). Lấy cảm hứng từ sự chia cắt bởi đại dịch Covid-19, nước chủ nhà muốn khơi dậy sự sẻ chia trong mỗi người, thông qua tinh thần Olympic.
17h30: Lễ bế mạc Olympic Tokyo 2020 dự kiến bắt đầu lúc 18h và kết thúc vào 20h30 giờ Hà Nội (20h - 22h30 giờ Nhật Bản), diễn ra tại Sân vận động Quốc gia Nhật Bản và không có khán giả tham dự. Theo thông tin từ ban tổ chức, lễ bế mạc sẽ được đơn giản hóa, với số lượng VĐV góp mặt ít hơn lễ khai mạc và thời lượng rút ngắn hơn 30 phút so với kế hoạch ban đầu.
Nguyễn Ngọc Quang sưu tầm và tổng hợp
<@> Kính Chúc Quý Thầy Cô, Anh Chị Em, Thân Hữu, cùng Gia đình luôn luôn mạnh khỏe, tràn đầy niềm vui, BÌNH AN VÀ HẠNH PHÚC!
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
“Tôi mơ mình vẽ, và rồi tôi vẽ giấc mơ.” – Vincent Van Gogh
Phong cách/ phương pháp giảng dạy:
Chậm rãi, chuyên sâu, vui vẻ và thân thiện với mọi người. Lớp học của mình là nơi mà học viên sẽ cảm thấy được tiếp thu kiến thức đầy đủ và bao quát nhất, đồng thời mang lại sự thoải mái và đem đến cho học viên những giờ phút vui vẻ và thư giãn nhất.
“Hội họa vốn không chỉ là nghệ thuật thị giác, đối với em, đó còn là 1 ngôn ngữ riêng để biểu đạt nhân cách. Thông qua nghệ thuật, mỗi tác giả thể hiện cái chất riêng của mình. Trước khi có con chữ a, b, c như ngày nay, tổ tiên ta đã sử dụng “chữ tượng hình” để giao tiếp.
Cuộc đời là những nốt thăng trầm, có ngày nắng, có ngày mưa, có cả những lời không dễ gì có thể biểu đạt qua con chữ, ngôn từ. Chính lúc ý, hội hoạ – thứ ngôn ngữ giàu cảm xúc – sẽ giúp chúng ta giải toả. Chính vì yêu thích hội họa nên em đã chọn Mỹ Thuật Công Nghiệp làm nơi ươm mầm cho đam mê của mình.
Em xin tự giới thiệu em tên là Nguyễn Ngọc Thảo, hiện đang theo học trường đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp năm thứ 2 khoa Thiết kế Đồ họa. Dường như đối với những ai đang theo ngành nghệ thuật đều có cho mình niềm đam mê hội họa ngay từ khi còn nhỏ. Năm em 5 tuổi lần đầu được cầm trên tay cây bút sáp màu, em đã rất phấn khích khi bản thân có thể vẽ nên những câu chuyện từ trong trí tưởng tượng của mình, nào là hoàng tử bạch mã hay công chúa Barbie, v.v…. Thậm chí em còn vẽ lại những bức tranh từ trong những cuốn truyện cổ tích em yêu thích. Nhưng đến khi lên cấp 2 do khối lượng bài tập phải học trên lớp nhiều khiến cho em bỏ bê niềm đam mê của mình. Có lẽ 2 thời điểm đánh dấu mốc quan trọng trên con đường theo đuổi hội họa của em chính là lúc thi đại học và lúc em được tham gia vào Bụi.
Trước ngưỡng cửa vào đại học đã khiến cho em nhận ra rất nhiều điều bản thân mình muốn và con đường mà em khao khát theo đuổi, đó chính là hội họa. Trên chặng đường đó, em gặp được “Bụi”. Bụi đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của em nói riêng – nơi em có thể thể hiện chính mình và của những người đam mê hội họa, yêu thích vẽ nói chung. Cũng chính nhờ Bụi, những người anh, người chị đáng kính, bạn bè đồng nghiệp, học viên yêu quý đã ân cần dẫn dắt, em mới có thể trở nên như ngày hôm nay. Vì vậy em vẫn sẽ tiếp tục cố gắng, phấn đấu để có thể đồng hành cùng Bụi lan tỏa cảm hứng nghệ thuật và phổ cập kiến thức, nâng cao thẩm mĩ tới tất cả mọi người.”
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Ngọc Thái (1952 – 21 tháng 10 năm 2009) là Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Giám đốc Học viện An ninh nhân dân.
Nguyễn Ngọc Thái là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.[1]
Ông trải qua gần 40 năm học tập, công tác tại Học viện An ninh nhân dân.[1]
Ông tốt nghiệp khóa D2 Đại học An ninh nhân dân (nay là Học viện An ninh nhân dân).[1]
Nguyễn Ngọc Thái từng đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Học viện An ninh nhân dân trong 10 năm và chức vụ Giám đốc Học viện An ninh nhân dân trong hai năm.[1]
Ngày 4 tháng 6 năm 2008, Đại tá Nguyễn Ngọc Thái, Giám đốc Học viện An ninh nhân dân được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thăng quân hàm Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam.[2]
Ông là Bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam tại Học viện An ninh nhân dân.[1]
Sau đó hơn một năm vào tháng 10 năm 2009, ông qua đời vì bệnh nặng.[1]