Mùa Hè 2023 Có Nóng Không
Khi tìm hiểu về nước Đức, nhiều người thắc mắc mùa hè ở Đức có nóng không. Bên cạnh đó là thời gian mùa hè kéo dài trong bao lâu. Cùng EduGo tìm hiểu về khí hậu nước Đức trong bài viết dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đặt chân đến đất nước này nhé.
Thông tin tổng quan về khí hậu nước Đức
Khác với kiểu khí hậu nhiệt đới tại nhiều nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nước Đức có kiểu khí hậu ôn đới. Vì vậy, khí hậu ở đây không có sự chênh lệch quá lớn về nhiệt độ giữa các mùa trong năm. Đây cũng là kiểu khí hậu đặc trưng của các nước ở khu vực Trung Âu.
Khí hậu tại Đức cũng có sự phân hóa thành 4 mùa rõ rệt với nền nhiệt khác nhau. Tuy nhiên, Đức nằm trong vùng ôn đới lạnh giữa Đại Tây Dương và vùng khí hậu nóng ở lục địa phía Đông. Do đó, khí hậu sẽ có sự khác nhau giữa các khu vực. Cụ thể:
▪ Tây Đức có khí hậu ôn hòa, đặc trưng là mùa hè ấm áp và có mưa nhiều. Các thành phố ở khu vực Tây Đức như Frankfurt và Offenbach sẽ có khí hậu nóng nhất.
▪ Phía bờ biển Bắc và khu vực nội địa có mùa hè và mùa đông ôn hòa, nhiều bão.
▪ Tây Nam Đức có kiểu khí hậu cận nhiệt ấm áp, nền nhiệt trung bình thường cao hơn phía Tây Đức.
▪ Lục địa Đông Nam Đức lại có khí hậu tương đối khô. Mùa hè ở đây nóng nực, mùa đông lạnh và có tuyết rơi nhiều.
Điều khác biệt của khí hậu tại Đức và nhiều quốc gia khác là lượng mưa dàn trải đều trong năm. Lượng mưa tại Đức không tập trung vào một mùa. Bởi vậy, dù mùa hè hay mùa đông thì khi sinh sống tại Đức, các bạn cũng dễ gặp những cơn mưa giông lớn kéo đến bất chợt.
Giải đáp mùa hè ở Đức có nóng không?
Mùa hè ở Đức có nóng không còn tùy thuộc vào khu vực sinh sống bởi kiểu phân hóa khí hậu đặc trưng ở Đức. Nhìn chung, mùa hè tại Đức cũng sẽ nóng tương đương như ở Việt Nam. Nhiệt độ ban ngày có thể lên đến 36 – 38 độ. Dù nền nhiệt cao nhưng không bị oi bức, nóng nực như kiểu khí hậu nhiệt đới. Đặc biệt, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm khá lớn. Nhiệt độ buổi tối có thể giảm xuống chỉ còn 20 – 28 độ. Vì vậy, đa phần người Đức đều sử dụng quạt để làm mát thay vì sử dụng điều hòa.
Mùa hè ở Đức thường kéo dài 3 tháng từ tháng 6 – 8. Thời gian nóng nhất là tháng 7 nhưng đến tầm giữa tháng 8. Khi tiết trời chuyển thu sẽ khá mát mẻ và dễ chịu. Nhiều người khi mới đến Đức lần đầu sẽ bị bất ngờ khi thấy qua 8 – 9h tối mà vẫn còn mặt trời. Vào mùa hè ở Đức, thời gian ban ngày rất dài. Mặt trời mọc từ 5h sáng cho đến 10 – 11h đêm mới lặn. Khoảng thời gian này người dân sẽ có nhiều thời gian rảnh dành cho các hoạt động ngoài trời hơn.
Biện pháp bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm năng lượng
Để bảo vệ sức khỏe trong mùa hè, cần thực hiện các biện pháp như uống đủ nước, mặc quần áo nhẹ và thoáng mát, và hạn chế ra ngoài vào thời gian nắng nóng nhất trong ngày. Sử dụng kem chống nắng và bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV cũng rất quan trọng.
Để tiết kiệm năng lượng, có thể áp dụng các biện pháp như sử dụng điều hòa nhiệt độ một cách hợp lý, tắt các thiết bị điện không cần thiết, và sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Trồng cây xanh xung quanh nhà cũng giúp làm mát không gian sống và giảm nhu cầu sử dụng điều hòa nhiệt độ.
Mùa hè là mùa đẹp nhưng cũng đầy thử thách. Cần chuẩn bị và có biện pháp thích hợp để tận hưởng mùa hè một cách an toàn và thoải mái.
Qua bài viết này, chúng ta đã biết mùa hè bắt đầu từ tháng mấy và lý do tại sao mùa hè lại nóng. Thông tin này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về thời tiết mùa hè mà còn chuẩn bị tốt hơn cho các hoạt động trong thời gian này. Hãy áp dụng kiến thức này để tận hưởng một mùa hè an toàn và thoải mái!
Ngày 30-6, Reuters đưa tin, bang Oregon (Mỹ) đã ghi nhận 63 trường hợp tử vong do nắng nóng, trong đó có 45 ca ở hạt Multnomah kể từ ngày 25-6. Các nhân viên giám định y tế xác nhận nguyên nhân sơ bộ gây tử vong là tăng thân nhiệt. Trước đó, trong giai đoạn 2017-2019, bang Oregon chỉ ghi nhận tổng cộng 12 ca tử vong do nguyên nhân này. Cơ quan Y tế bang Oregon cho biết, các bệnh viện ở đây đã tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân bị nhiệt miệng trong những ngày gần đây. “Cuộc khủng hoảng sức khỏe trầm trọng này đã cho thấy nắng nóng cực độ có thể gây chết người như thế nào”, Tiến sĩ Jennifer Vines, quan chức y tế hạt Multnomah nhận định. Tại bang Washington, số ca nhập viện liên quan đến nắng nóng cũng tăng vọt.
Trong khi đó, Canada cũng phải “oằn mình” trước nắng nóng khắc nghiệt. Tại tỉnh British Columbia, có ít nhất 486 trường hợp tử vong đột ngột được báo cáo trong vòng 5 ngày qua. Theo AFP, miêu tả về cái nóng ở Canada, ông David Phillips, nhà khí hậu học tại cơ quan Môi trường và Biến đổi khí hậu (BĐKH) Canada cho biết: “Đó là cái nóng của sa mạc, rất khô và nóng. Canada là quốc gia lạnh thứ hai trên thế giới và tuyết rơi nhiều nhất. Chúng tôi thường thấy thời tiết lạnh giá và bão tuyết tại đây, nhưng không mấy khi chúng tôi nói về thời tiết nóng bức như thế này”. Ông Phillips cho rằng BĐKH đã dẫn đến sự khắc nghiệt của đợt nắng nóng này.
BĐKH đang làm các mốc nhiệt độ cao kỷ lục xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn. Bà Kristie Ebi, Giáo sư tại Đại học Washington (Mỹ) chuyên nghiên cứu về hiện tượng nóng lên toàn cầu nhấn mạnh: “Từ các bằng chứng trên khắp thế giới, chúng tôi hiểu rằng, BĐKH đang làm gia tăng tần suất, cường độ và thời gian của các đợt nắng nóng kéo dài”. Tại thủ đô Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, BĐKH đang dẫn đến "sự kết hợp nguy hiểm của nắng nóng khắc nghiệt và hạn hán kéo dài" và cảnh báo Mỹ đã chậm trễ trong việc chuẩn bị ứng phó với cháy rừng trong năm 2021. Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã dành một bài phát biểu tại thủ đô Ottawa trong ngày 30-6, để tưởng nhớ những người đã chết vì nắng nóng, đồng thời bày tỏ lo ngại trước nguy cơ hỏa hoạn và cháy rừng khi nhiệt độ chưa có dấu hiệu hạ xuống. “Chúng ta đã chứng kiến ngày càng nhiều kiểu hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác nhau trong những năm qua. Chúng ta cần phải biết rằng đây sẽ không phải là đợt nắng nóng cuối cùng”, ông Trudeau lưu ý.
Tại khu vực Tây Bắc Mỹ, nhiệt độ ở hai bang Washington và Oregon đã tăng vọt lên 38oC vào cuối tuần qua. Thành phố Portland thuộc bang Oregon ghi nhận mức nhiệt cao nhất là 47oC vào ngày 27-6. Trước nguy cơ nắng nóng gay gắt dẫn đến cháy rừng, Thống đốc bang Oregon Kate Brown đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ cũng đã đưa ra cảnh báo đỏ cho các khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng ở thành phố Portland. Trong khi đó, thị trấn Lytton ở tỉnh British Columbia của Canada đã 3 lần ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục trong những ngày qua. Nhiệt độ trong ngày 29-6, ở thị trấn Lytton có thời điểm đạt ngưỡng 49,6oC. Trước đây, mức nhiệt độ cao nhất tại Canada là 45oC, được ghi nhận tại tỉnh Saskatchewan vào năm 1937. Các cửa hàng điện máy ở Canada rơi vào tình trạng “cháy hàng” máy điều hòa và quạt do nhu cầu mua sắm tăng cao vì thời tiết quá nóng.
Bên cạnh nguyên nhân BĐKH, các chuyên gia khí tượng nhận định, hiện tượng “vòm nhiệt” cũng là nguyên nhân dẫn đến đợt nắng nóng khủng khiếp tại Mỹ và Canada. Đây là một hiện tượng thời tiết giữ nhiệt độ lại ở một khu vực và ngăn các hệ thống thời tiết khác di chuyển đến.
Đợt nắng nóng khủng khiếp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân miền Tây Canada và Tây Bắc Mỹ. Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ kêu gọi người dân nên ở trong nhà có điều hòa nhiệt độ, uống nhiều nước, tránh các hoạt động ngoài trời khi không cần thiết. Các thành phố tại Canada cũng mở ra nhiều địa điểm làm mát khẩn cấp và phát những chai nước cũng như mũ cho người dân.