Hoa Hậu Chuyển Giới Hương Giang Quê Ở Đâu
Hương Giang và bạn trai tin đồn kém 12 tuổi Phú Cường
Việt Nam có thêm hoa hậu chuyển giới quốc tế
Cuộc thi Miss Equality World 2024 với sự tranh tài của 13 người đẹp đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Các người đẹp trải qua các phần thi áo tắm, trang phục dân tộc, trang phục dạ hội, ứng xử. Đêm chung kết diễn ra tối 17-10 tại Thái Lan.
Nguyễn Trang Nhung là một trong những đại diện được đánh giá cao, giữ được phong độ tốt xuyên suốt cuộc thi.
Ngoài đoạt vương miện Miss Equality World 2024, Trang Nhung còn đoạt hai giải thưởng phụ: giải tài năng - Best Talent và giải Người đẹp ảnh - Best Photogenic.
Miss Equality World là một trong ba cuộc thi nhan sắc lớn trên thế giới dành cho người chuyển giới.
Trước đó, Đỗ Tây Hà - đại diện Việt Nam, đoạt danh hiệu á hậu 4 tại Miss Equality World 2023.
Với thành tích của Nguyễn Trang Nhung, Việt Nam có thêm một hoa hậu chuyển giới sau hoa hậu chuyển giới Hương Giang.
Nguyễn Trang Nhung sinh năm 1994, quê Vĩnh Long. Cô từng lọt vào top 9 chương trình Miss International Queen Vietnam 2020 (Đại sứ Hoàn mỹ) và lọt top 6 Miss International Queen Vietnam 2023.
Hiện Trang Nhung là một người mẫu, tham gia công tác đào tạo mẫu nhí ở một trung tâm nghệ thuật trẻ em.
Một số hình ảnh của Nguyễn Trang Nhung:
Nguyễn Trang Nhung luôn giữ được năng lượng trong suốt cuộc thi - Ảnh: FBNV
Trang Nhung diện áo dài - Ảnh: FBNV
Trang Nhung trong trang phục dạ hội - Ảnh: FBNV
Nguyễn Trang Nhung nhận được nhiều lời mời biểu diễn thời trang - Ảnh: FBNV
Nguyễn Trang Nhung trong trang phục áo tắm - Ảnh: FBNV
Được phát hiện bởi Vietnam Idol 2012, có lẽ không ai ngờ rằng Hương Giang lại duy trì được sự nghiệp suốt 6 năm về sau.
Từ thí sinh chuyển giới đến khi trở thành ca sĩ là quá trình đầy gian nan. Nhưng Hương Giang còn làm được nhiều hơn thế khi vừa đăng quang Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2018.
Nhờ những thành tích mà cô đạt được trong sự nghiệp lẫn đời sống cá nhân, khán giả hoàn toàn quên đi một Ngọc Hiếu với hơn 20 năm sống trong vỏ bọc của người con trai.
Hai chữ "chuyển giới" gắn trước cái tên Hương Giang chưa bao giờ được nhắc đến một cách tự hào và hạnh phúc như thế.
Hương Giang tên thật là Nguyễn Ngọc Hiếu, sinh ngày 29-12-1990 trong một gia đình nhỏ tại Hà Nội. Khuynh hướng chuyển giới từ bé giúp cô sở hữu ngoại hình nữ tính, mềm mại hơn so với những chàng trai đồng trang lứa.
Năm 2010, Ngọc Hiếu lần đầu mang cái tên Hương Giang đến Vietnam Idol thông qua vẻ ngoài đậm chất con gái: đường nét thanh tú, mái tóc dài che nửa gương mặt.
Nhưng phải đến năm 2012, sau hai tháng chịu nhiều cơn đau về thể xác lẫn tinh thần từ ca phẫu thuật chuyển đổi giới tính, Hương Giang mới đủ can đảm quay lại chương trình và tiến vào top 4.
Thời điểm này, không ai là không biết đến cụm từ "thí sinh chuyển giới", thay vì là Hương Giang đúng với giới tính và ước mơ của cô.
Nhiều khán giả thậm chí còn hoài nghi chương trình dùng Hương Giang để câu khách hơn là tạo ra một thần tượng đúng nghĩa. Bởi trên thực tế, giọng hát lại là yếu điểm lớn nhất của Hương Giang khi chỉ dừng lại ở mức nghe được hoặc tệ hơn.
"Một người con gái khi ý thức đã đến lúc mình phải biết làm đẹp họ có nhiều cách, hoặc là trang điểm hoặc là phẫu thuật thẩm mỹ.
Với em, chuyện phẫu thuật chuyển giới cũng tương tự như vậy.." Hương Giang thổ lộ.
Dư luận lúc này chia làm hai phe rõ rệt. Một bên ủng hộ Hương Giang và dùng mọi cách để cứu cô từ tuần này sang tuần khác.
Bên còn không quá gay gắt nhưng cũng không muốn điều đó xảy ra. Đến đêm Gala thứ 7, nữ ca sĩ phải ra về dù trước đó, cô là thí sinh được nhiều lượt bình chọn của khán giả nhất trên trang web chính thức của cuộc thi.
Cô tỏ ra khá bình tĩnh và chuẩn bị trước tâm lý khi nghe công bố: "Tôi cảm thấy kết quả này rất phù hợp. Hy vọng với các bạn còn lại, chương trình sẽ càng hấp dẫn hơn".
Trong thời buổi mỗi mét vuông trên mạng đều dày đặc người nổi tiếng, không nhiều khán giả đặt niềm tin vào sự nghiệp của Hương Giang.
Năm 2013, cô phát hành album đầu tay mang tên Thuỷ ngân, một nguyên tố hoá học có ký hiệu trùng với hai chữ đầu trong tên của mình là HG.
Nữ ca sĩ nhắn nhủ đến dư luận rằng thuỷ ngân tuy rất mong manh, dễ vỡ nhưng "ẩn sâu trong nó lại là sức tấn công mạnh mẽ và đầy bí ẩn".
Album gồm 8 ca khúc, được cô mang vào đó những suy tư, trăn trở về số phận và hành trình chinh phục giấc mơ của mình.
Sau tất cả, Hương Giang đã có thể tự hào vì những gì cô làm đều tuân theo cách thức chuyên nghiệp, bài bản nhất của một nghệ sĩ. Cô liên tục cho ra mắt các đĩa đơn, video ca nhạc với trên 10 sản phẩm được đầu tư công phu.
Thời điểm này, dư luận đã hiển nhiên xem Hương Giang là một nữ ca sĩ thực thụ, đủ sức trụ vững trong thị trường âm nhạc.
Năm 2016, cô trở lại với đĩa đơn Em không hối tiếc. Ca khúc không may bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn Việt Nam yêu cầu kiểm duyệt vì những yếu tố hình ảnh gợi cảm trong video.
Cũng trong năm đó, Hương Giang được mời đăng ký chương trình The Remix mùa 3. Tại đây, người xem được chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của nữ ca sĩ so với thời điểm thi Vietnam Idol.
Hầu hết các đêm thi đều được cô biến hoá đa dạng, tràn ngập vũ đạo và hiệu ứng bắt mắt.
Ngay đêm thi đối đầu cùng nam ca sĩ Tim, Hương Giang tỏ ra áp đảo với liên khúc 4 bài hát Thiên đàng, Go Away, Happy New Year, Em không hối tiếc.
Cô sử dụng triệt để thế mạnh gợi cảm nhưng vẫn mang đậm dấu ấn văn hoá của đất nước Nhật Bản.
Với chủ đề Salsa - Latin – Reggaeton trong đêm thi thứ hai, Hương Giang một lần nữa chiến thắng trước đối thủ đội Yanbi - Yến Lê với số điểm sát nút.
Tiếp đến đêm thi thứ ba, nữ ca sĩ tự tay sáng tác ca khúc Gấm, một kết hợp của nhiều nhạc cụ dân tộc theo chủ đề World Music. Kết quả không mong muốn khiến hành trình của cô lẽ ra sẽ khép lại nhưng cuối cùng được hồi sinh nhờ bình chọn khán giả.
Cộng với The Remix, số lượng gameshow với gần 10 chương trình tham gia giúp Hương Giang ngày càng nổi tiếng.
Nhưng cũng từ đây, nữ ca sĩ mắc phải một trong những sai lầm lớn nhất sự nghiệp khi vô tình xúc phạm nghệ sĩ Trung Dân trong một lần quay chương trình, khiến mọi hoạt hoạt động sau đó của cô trở nên đóng băng.
Mãi cho đến cuối năm 2017, tên tuổi Hương Giang mới được tẩy trắng nhờ tham gia chương trình Sao nhập ngũ và phát hành sản phẩm ca nhạc Vì yêu mà cưới.
Vẫn theo đuổi phong cách gợi cảm nhưng cách thể hiện của Hương Giang đã trở nên mặn mà, quyến rũ hơn trước. Dùng hình ảnh đó đối chứng với ngoài đời, việc cô tự tin thi Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế và giật giải cao nhất là điều dễ hiểu.
Hương Giang trả lời trước những tin đồn về việc từ bỏ sự nghiệp ca hát, đồng thời khẳng định danh hiệu Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế chỉ mở ra cho cô một cánh cửa mới chứ không phải phá vỡ bức tường âm nhạc mình xây dựng.
Với Hương Giang bây giờ, cụm từ chuyển giới không còn nhạy cảm và cũng không có gì đặc biệt như trước:
"Không định kiến nào có thể xoá bỏ được tài năng. Và cũng chẳng sao khi tôi là người chuyển giới, bởi vì tôi là người chuyển giới, có gì sai không? Tôi có thể không đủ sức xóa nhòa sự kỳ thị dành cho người chuyển giới nhưng chắc chắn người ta sẽ nể phục những điều mà tôi cố gắng mỗi ngày".
Nữ ca sĩ có chiến lược khá thông minh khi xuất hiện trong hầu hết lĩnh vực từ âm nhạc, truyền hình đến điện ảnh. Nhưng cô cũng biết đâu là giới hạn cho mình để không lún sâu tại một chỗ trong khi tài năng vẫn chưa đủ.
"Đừng nghĩ tôi muốn thống trị điều gì cả, vì hiện nay các sân chơi đều sẵn sàng chào đón những người có tài năng.
Còn quan niệm người chuyển giới chỉ đi diễn hội chợ, sân khấu lô lô là cũ lắm rồi. Bình đẳng là khi tất cả chúng ta đều có thể theo đuổi giấc mơ và san sẻ những điều tích cực cho cả thế giới này", cô nhắn nhủ.
Chỉ trong 6 năm, câu chuyện của Hương Giang trải qua đủ thăng trầm và kịch tính không thua kém bất cứ ngôi sao giải trí nào.
Nhưng sau tất cả, chúng đều đưa cô đến kết thúc tốt đẹp để mở ra một khởi đầu mới mà chính cô còn không biết điều gì sẽ chờ phía trước.
Về dự định sắp tới, Hương Giang cho biết: “Trong thời gian này, mọi người sẽ thấy tôi hoạt động nhiều ở sứ mệnh của một người đẹp đội vương miện trên đầu, nhưng trong tương lai, việc ca sĩ Hương Giang trở lại trên đường đua V-pop là hoàn toàn bình thường”.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Thắng lợi liên tiếp trên các chiến trường Tây Nguyên, miền Trung trong những tháng đầu năm 1975 làm cho cục diện chiến trường thay đổi theo chiều hướng có lợi cho sự nghiệp cách mạng của quân và dân ta ở miền Nam. Ngày 14-4-1975, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào trung tâm đầu não của chính quyền và quân đội Sài Gòn.
Ban Chỉ huy chiến dịch giải phóng thị xã Vị Thanh.
Lúc này, lực lượng địch tại thị xã Vị Thanh có trên 2.500 tên, bao gồm quân chủ lực 405 tên, bảo an 496 tên, cảnh sát 576 tên, phòng vệ dân sự 105 tên, phòng vệ xung kích và bọn tề 590 tên,... Nhiệm vụ chủ yếu của địch là phòng thủ bảo vệ bộ máy ngụy quyền tỉnh Chương Thiện, căn cứ Trung đoàn 31 (Sư đoàn 21 ngụy), hậu cứ tiểu đoàn bảo an 406, sân bay Vị Thanh,…
Về phía ta, ngày 26-4-1975, tại vườn ông Xã Ba, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Ban Chỉ huy chiến dịch giải phóng thị xã Vị Thanh 1 tổ chức cuộc họp xây dựng phương án chiến đấu.
Cuộc họp đi đến thống nhất sử dụng 3 đại đội biệt động (307, 308, 309), du kích 3 vùng (Vùng I, II, III), 2 tiểu đoàn Quyết Thắng 1, 2 (Quân khu 9 tăng cường), 2 đại đội địa phương quân huyện Long Mỹ (97, 98) và Đội pháo (2 khẩu pháo 105mm và 500 viên đạn),... Thời gian nổ súng được thống nhất là đêm 1 tháng 5 năm 1975.
Trong quá trình quân và dân thị xã Vị Thanh đang gấp rút tiến hành các mặt công tác chuẩn bị phục vụ cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy thì nhận được tin Sài Gòn giải phóng vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, tiếp đến thành phố Cần Thơ giải phóng vào lúc 15 giờ ngày 30-4-1975. Từ đó, khí thế cách mạng của quân và dân thị xã Vị Thanh phát triển lên cao, tất cả sẵn sàng đợi lệnh nổ súng tiêu diệt kẻ thù để giải phóng quê hương.
Trước những chuyển biến mau lẹ trên chiến trường, Ban Chỉ đạo giải phóng thị xã Vị Thanh quyết định thời gian nổ súng diễn ra sớm hơn 12 giờ (tiến hành lúc 5 giờ sáng ngày 1-5-1975) và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị: Tiểu đoàn Quyết Thắng 2 phụ trách đánh Bộ Tư lệnh tiền phương Sư đoàn 21 và căn cứ Trung đoàn 31 ngụy; Đại đội 307 và du kích Vùng II đánh chiếm hậu cứ tiểu đoàn bảo an 406; Đại đội 308 và du kích Vùng III phối hợp cùng tiểu đoàn Quyết Thắng 1 đánh chiếm tiểu khu Chương Thiện; Đại đội 309 phối hợp cùng 2 đại đội 97, 98 địa phương quân huyện Long Mỹ đánh chiếm căn cứ đại đội 18 giang thuyền, sân bay Vị Thanh và Trung tâm yểm trợ tiếp vận; Du kích Vùng I phối hợp lực lượng binh vận thị xã, được tăng cường 1 phân đội cối 82mm đánh chiếm chi khu Đức Long; lực lượng an ninh vũ trang thị xã phối hợp với lực lượng an ninh vũ trang tỉnh đánh chiếm Ty Cảnh sát ngụy; nhân dân đồng loạt nổi dậy giải phóng các điểm còn lại trên địa bàn thị xã Vị Thanh.
Đúng theo hiệp đồng, 5 giờ sáng ngày 1-5-1975, các mũi tiến công của ta đồng loạt nổ súng đánh vào các đồn bót, căn cứ quân sự của địch trên địa bàn thị xã Vị Thanh.
Tại mũi tiến công vào Bộ Tư lệnh Sư đoàn 21 và căn cứ Trung đoàn 31 ngụy, sau khi kết thúc đợt pháo kích bằng pháo 105mm do Mặt trận giải phóng thị xã chi viện, ta sử dụng loa phóng thanh kêu gọi địch đầu hàng. Quân ngụy trong căn cứ cử người ra thương lượng với ta, nhưng chưa chịu đầu hàng. Tiểu đoàn Quyết Thắng 2 tiếp tục dùng loa phóng thanh kết hợp cơ sở nội tuyến của ta ở Trung đoàn 31 ngụy kêu gọi địch buông súng, ta cử đại diện vào căn cứ thuyết phục địch đầu hàng. Đến 7 giờ 30 phút ngày 1-5-1975, địch mới chịu đầu hàng và giao nộp vũ khí cho chính quyền cách mạng, ta làm chủ căn cứ Trung đoàn 31 ngụy.
Tại mũi tiến công vào tiểu khu Chương Thiện, trận đánh giữa ta và địch diễn ra vô cùng ác liệt, bộ đội lợi dụng từng ngôi nhà, từng góc phố chiến đấu và từng bước áp sát tiểu khu.
Nhận thấy tình hình diễn ra theo chiều hướng bất lợi, đại tá Hồ Ngọc Cẩn dùng máy vô tuyến điện liên hệ Trung đoàn 31, các trận địa pháo Vịnh Chèo, Đức Long để chi viện nhưng không được, hắn ra lệnh cho binh lính lái xe Jeep xuống Trung đoàn 31 liên hệ lực lượng hỗ trợ.
Tuy nhiên, khi chiếc xe chạy gần đến căn cứ Trung đoàn 31, hắn mới biết bọn địch ở đây đã đầu hàng nên ra lệnh cho xe quay trở lại. Trên đường trở về tiểu khu Chương Thiện, chiếc xe Jeep chở Hồ Ngọc Cẩn bị bộ đội của tiểu đoàn Quyết Thắng 1 phát hiện dùng xe thiết giáp (chiếm được của địch trước đó) chặn lại và bắt sống tại ngã ba đường Lê Văn Duyệt - Ký Con (ngã ba đường 30/4 - Nguyễn Việt Hồng hiện nay) lúc 8 giờ ngày 01-5-1975.
Sau đó, ta buộc đại tá Hồ Ngọc Cẩn sử dụng máy vô tuyến điện kêu gọi binh lính trong tiểu khu và các điểm còn lại đầu hàng. Ta nhanh chóng làm chủ Dinh tỉnh trưởng Chương Thiện. Đại đội 308 biệt động phát triển đội hình chiến đấu đến khu vực cầu Lữ Quán thì vấp phải sự kháng cự quyết liệt của ổ đề kháng địch. Đến khi hay tin ta chiếm được Dinh tỉnh trưởng thì binh lính mới chịu buông súng đầu hàng, Đại đội 308 vào tiếp quản Tòa Hành chính.
Tại hậu cứ tiểu đoàn bảo an 406, do lực lượng địch rất đông (khoảng 300 tên), nên mũi tiến công của Đại đội 307 không phát triển đội hình vào bên trong được. Trước tình hình trên, Đại đội 307 quyết định ngừng bắn để cho cha mẹ, vợ con binh sĩ địch vào bên trong thuyết phục chồng, con bỏ súng quay về với gia đình. Đến 9 giờ 30 phút ngày 1-5-1975, khi hay tin Dinh tỉnh trưởng thất thủ, đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị bắt, lực lượng địch tại hậu cứ mới chịu đầu hàng.
Trên hướng tiến công của Đại đội 309 và 2 đại đội địa phương quân huyện Long Mỹ, ta nổ súng tiêu diệt 15 tên địch, nhanh chóng làm chủ căn cứ của đại đội 18 giang thuyền. Tiếp đến, ta phát triển đội hình đánh chiếm sân bay, bắt được 8 tên, thu 5 máy PRC25 và nhiều vũ khí, nhưng chưa làm chủ được trận địa. Đến 9 giờ 30 phút ngày 1-5-1975, hay tin lực lượng cách mạng đã chiếm được tiểu khu Chương Thiện, bọn địch tại đây mới chịu đầu hàng, ta nhanh chóng làm chủ sân bay, thu nhiều vũ khí và bắt được nhiều tù binh.
Tại chi khu Đức Long, lực lượng vũ trang và khoảng 500 quần chúng kết hợp cùng với cha mẹ, vợ con binh sĩ kéo đến kêu gọi chồng con ra đầu hàng. Địch cử tên thiếu tá Võ Hồng Xuân, Quận trưởng ra cổng thương lượng với đại diện ta. Trong lúc hai bên đang thương lượng, quần chúng kéo nhau tràn vào chi khu. Trước tình thế trên, tên Quận trưởng phải đầu hàng, quân ta làm chủ chi khu. Lúc sau, có khoảng 200 tên địch từ Thác Lác kéo về, quan sát thấy cờ của Mặt trận treo ở chi khu Đức Long, đã giương cờ trắng, gặp cán bộ ta xin đầu hàng và giao nộp vũ khí.
Trên hướng tiến công vào Ty Cảnh sát ngụy, lực lượng an ninh nổ súng đánh vào lô cốt địch ở Cầu Đen và doanh trại cảnh sát dã chiến. Khi ta ngưng tiếng súng, bọn địch trong Ty Cảnh sát dùng loa yêu cầu ta ngừng nổ súng để hai bên thương lượng. Trong cuộc tiếp xúc giữa đại diện của ta với tên trung tá Võ Văn Đường, Trưởng Ty Cảnh sát, lúc đầu hắn chưa chịu đầu hàng mà chờ lệnh của cấp trên. Nhưng khi nghe đại diện của ta thuyết phục và nhận thấy tình thế không thể đảo ngược được nên bọn địch ở đây đã đồng ý đầu hàng. Quân ta tiến vào làm chủ Ty Cảnh sát, mở khám giải thoát cho 20 tù chính trị, bắt sống được 165 tên.
Cùng thời gian trên, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, nhân dân trên địa bàn thị xã Vị Thanh đồng loạt nổi dậy chiếm nhiều căn cứ, đồn bót địch ở 14 điểm khác nhau tại Vị Thiện, Vị Tín, Vị Hưng, Vị Thành, Nhà Đèn, Công chánh, bệnh viện, Ty Nông nghiệp, Phòng Tuyển mộ nhập ngũ,… thu trên 500 khẩu súng giao nộp cho chính quyền cách mạng.
Hưởng ứng Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975, quân và dân thị xã Vị Thanh đã phối hợp nhịp nhàng với bộ đội chủ lực Quân khu 9, địa phương quân huyện Long Mỹ, an ninh vũ trang tỉnh đồng loạt tiến công đập tan cơ quan đầu não chính quyền tỉnh Chương Thiện, hỗ trợ kịp thời cho quần chúng nổi dậy làm tan rã hệ thống ngụy quân, ngụy quyền các cấp, giải phóng hoàn toàn thị xã Vị Thanh và lúc 9 giờ 30 phút ngày 1-5-1975.
Ban Khoa học quân sự, Bộ CHQS tỉnh Hậu Giang
- Lịch sử lực lượng vũ trang thị xã Vị Thanh (1966-1975), NXB. QĐND, 2013, tr.101-110.
- Lịch sử lực lượng biệt động thị xã Vị Thanh (1966-1975), NXB. CTQG, 2015, tr.174-180.