Doanh Nghiệp Tư Nhân Có Được Huy Động Vốn Không
Những mô hình gọi vốn khởi nghiệp thành công tại Việt Nam
Vay tiền từ cá nhân và tổ chức
Trong các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp, việc vay tiền từ các mối quan hệ cá nhân, tổ chức thường được doanh nghiệp lựa chọn bởi tính nhanh gọn và không giới hạn lượng vốn vay. Mối quan hệ vay vốn này thường được thực hiện trên cơ sở luật dân sự, mối quan hệ quen biết, tin tưởng, thân tình giữa các cá nhân và tổ chức. Điều kiện rất đơn giản, chỉ cần có hợp đồng vay tài sản là doanh nghiệp có thể vay vốn từ cá nhân hoặc tổ chức khác.
Hình thức huy động vốn này thường thấy nhiều ở công ty mẹ và công ty con ở các tập đoàn. Đây được xem là hoạt động vay theo quy định về tài sản dân sự, không nhằm mục đích kinh doanh và các doanh nghiệp thường không thực hiện thường xuyên. Hoạt động vay vốn này cần được phân biệt rõ ràng với hình thức cấp tín dụng, hoạt động cho vay chuyên nghiệp từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng
Hình thức huy động vốn từ tín dụng ngân hàng được xem là giải pháp tối ưu giúp đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể huy động vốn dưới hình thức cho vay thế chấp tài sản hoặc vay tín chấp. Khi đó, doanh nghiệp sẽ cần hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng khi đến kỳ hạn thanh toán theo các điều khoản quy định. Tín dụng ngân hàng được thể hiện dưới các hình thức bao gồm cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay đầu tư dài hạn, thỏa thuận tín dụng tuần hoàn hợp đồng tín dụng từng lần,...
Hầu hết các ngân hàng hay doanh nghiệp cho vay vốn hiện nay đều có những gói vay với ưu đãi và lãi suất hấp dẫn để hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp khi xác định vay cần có kế hoạch trả nợ rõ ràng để tránh trường hợp không thanh toán được các khoản nợ.
Gọi vốn bằng tín dụng thương mại
Phương thức huy động vốn từ các tổ chức tín dụng thương mại được định nghĩa là mối quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp kinh doanh với nhau dưới hình thức là mua bán nợ hàng hóa. Hình thức tín dụng thương mại có 3 loại phổ biến như sau:
Sự tồn tại của phương thức huy động vốn này cho phép doanh nghiệp chủ động tìm kiếm và khai thác các nguồn vốn nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn từ hoạt động tín dụng thương mại không chỉ có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế.
Huy động vốn từ lợi nhuận không chia
Huy động vốn từ lợi nhuận không chia là một trong các hình thức huy động vốn phổ biến nhất. Nguồn vốn từ khoản tích lũy lợi nhuận không chia thường sẽ được sử dụng để tái đầu tư, cụ thể:
Thông thường, lượng vốn từ hình thức huy động vốn ban đầu và vốn lợi nhuận không chia không đủ cho việc tái đầu tư nên công ty thường sử dụng thêm các hình thức huy động vốn như đi vay, phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu
Bên cạnh trái phiếu, công ty cũng có thể huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu được xem là một hình thức chứng khoán dựa theo nội dung của Khoản 2 Điều 4 tại Luật chứng khoán năm 2019. Theo đó, người sở hữu cổ phiếu sẽ có lợi ích hợp pháp tương ứng với phần giá trị của cổ phần mà họ đã mua.
Để có thể phát hành được cổ phiếu để huy động vốn, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:
Trên thực tế, việc gọi vốn từ quỹ đầu tư là một phương án đáng cân nhắc. Hoạt động góp vốn được dựa trên các điều kiện và điều khoản của quỹ mà doanh nghiệp được chấp nhận.
Những rủi ro có thể gặp từ các hình thức huy động vốn
Hầu hết các doanh nghiệp đều phải sử dụng các hình thức huy động vốn từ bên ngoài, nhưng những phương thức này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro sau:
Như vậy, có nhiều các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp khác nhau để chủ động hơn trong việc chuẩn bị nguồn tiền cho các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu các rủi ro có thể gặp trong quá trình huy động, doanh nghiệp nên nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn tài chính và pháp lý. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website của 1C Việt Nam để cập nhật những thông tin hữu ích về quản trị doanh nghiệp nhé!
Căn cứ Điều 2 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-NHNN 2014 quy định đối tượng áp dụng như sau:
"1. Các tổ chức tín dụng được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Trường hợp cho vay bằng ngoại tệ, các tổ chức tín dụng phải được phép hoạt động ngoại hối.
2. Khách hàng vay tại tổ chức tín dụng là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài. Trường hợp khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định riêng."
Như vậy, doanh nghiệp nước ngoài thuộc đối tượng vay vốn tại các tổ chức tín dụng của Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp bạn phải đảm bảo các điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 7 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-NHNN 2014 như sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật: Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu vay vốn, đảm bảo được các điều kiện trên thì doanh nghiệp bạn chuẩn bị hồ sơ để vay vốn, sau khi xét duyệt được vay vốn thì số tiền vay sẽ được chuyển giao cho công ty ở Việt Nam để thực hiện dự án.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vay vốn của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Bạn nên tham khảo chi tiết Văn bản hợp nhất 20/VBHN-NHNN 2014 để nắm rõ quy định này.
Chuỗi ngày bất ổn của doanh nghiệp than tư nhân có vốn ngàn tỷ
Chính thức đưa gần 118 triệu cp chào sàn UPCoM ngày 11/1/2024, cổ phiếu AAH của CTCP Hợp Nhất chứng kiến chuỗi ngày ảm đạm khi có hơn 20 phiên giảm liên tiếp.
CTCP Hợp Nhất được chấp thuận trở thành công ty đại chúng vào ngày 12/10/2023. Đến ngày 11/1/2024, Hợp Nhất chính thức chào sàn chứng khoán với việc đưa 117.9 triệu cp lên giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán là AAH.
Cổ phiếu cũng “vui được vài trống canh"
Cổ phiếu AAH chào sàn chứng khoán ngày 11/1 với giá tham chiếu trong ngày chào sàn là 9,900 đồng/cp. Trong phiên giao dịch đầu tiên, AAH tăng hết biên độ (40%) lên 13,800 đồng/cp, với khối lượng giao dịch đạt gần 475 ngàn cp, giá trị vốn hóa thị trường đạt 1,627 tỷ đồng.
Niềm vui chưa dừng lại ở đó, giá cổ phiếu AAH tiếp tục tăng trần 3 phiên sau đó. Kết phiên ngày 16/1, AAH đạt mức 20,800 đồng/cp, tăng 110% so với phiên chào sàn, với khối lượng trong phiên tăng đột biến lên hơn 9 triệu cp.
Tuy nhiên, niềm vui không được kéo dài. Sau phiên thăng hoa nói trên, cổ phiếu AAH bắt đầu chuỗi ngày “rơi tự do” và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Khép phiên 06/05, giá cổ phiếu AAH tạm dừng ở mức 3,500 đồng/cp, giảm 66% so với phiên chào sàn; tuy nhiên so với phiên ngày 17/1, thị giá AAH đã giảm tới 84%.
Đáng nói, trong quãng thời gian trên, AAH chứng kiến 23 phiên giảm liên tiếp (tính từ phiên 18/3 - 17/4), mức giảm tương ứng gần 78%. Tổng khối lượng giao dịch cũng tăng đột biến trong 4 phiên giảm gần nhất (12-15-16-17/4), lên hơn 65.7 triệu đơn vị, chiếm gần 56% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của AAH. Trong đó, phiên 12/4 có khối lượng giao dịch kỷ lục hơn 24 triệu cp, chiếm hơn 20% vốn.
Doanh nghiệp than trên sàn duy nhất không có vốn Nhà nước
Thành lập từ năm 2007 với mức vốn điều lệ khiêm tốn 15 tỷ đồng, sau 16 lần thay đổi đăng ký doanh nghiệp và 4 lần tăng vốn, CTCP Hợp Nhất hiện đã nâng vốn điều lệ lên 1,179 tỷ đồng, gấp gần 79 lần so với ngày đầu thành lập. Ngành nghề kinh doanh chính của Hợp Nhất là khai thác và thu gom than cứng, kinh doanh than.
Khác với các doanh nghiệp ngành than trên sàn chứng khoán Việt Nam, Hợp Nhất là công ty thuộc sở hữu tư nhân, không do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) quản lý, là công ty cổ phần duy nhất trong lĩnh vực khai thác, chế biến than hầm lò không có phần vốn góp Nhà nước.
Hiện Hợp Nhất đang sở hữu, khai thác 3 mỏ than, đều nằm tại mỏ than Nước Vàng, tỉnh Bắc Giang, với sản lượng than hàng năm đạt khoảng 180 triệu tấn than thương phẩm, trữ lượng than địa chất được cấp phép là hơn 4.17 triệu tấn.
3 mỏ than đang khai thác của AAH
Công ty cho biết, với đặc thù ngành, Hợp Nhất chỉ có sản phẩm duy nhất là than. Việc sản xuất than theo từng chủng loại sản phẩm được thực hiện dựa trên nhu cầu sử dụng than của khách hàng.
Theo đó, than nguyên khai từ vỉa sẽ được chở về các máy sàng để sàng tuyển thành than sạch. Sau đó, than sạch được vận chuyển đến cảng và xuất theo nhu cầu của khách hàng. Đối với các loại than chưa sẵn có, Công ty phải pha trộn, chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, than được cung cấp theo nhiều chủng loại khác nhau như các loại than cám, than cục xô.
Về cơ cấu cổ đông, tính đến cuối năm 2023, AAH có cổ đông lớn duy nhất là ông Đặng Quốc Lịch - Chủ tịch HĐQT, sở hữu hơn 35.1 triệu cp, chiếm 29.8% vốn Hợp Nhất. Em trai ông Lịch là ông Đặng Quốc Chính cũng sở hữu hơn 3.5 triệu cp, tỷ lệ 3%; lãnh đạo khác là ông Phạm Hữu Bão, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, sở hữu tỷ lệ 3.4%, tương đương gần 4 triệu cp AAH.
Ông Đặng Quốc Lịch - Chủ tịch HĐQT AAH
Ông Đặng Quốc Lịch sinh năm 1970 tại Quảnh Ninh, có trình độ chuyên môn là cử nhân luật và kỹ sư địa chất mỏ. Ngoài chức Chủ tịch AAH, hiện ông còn giữ nhiều chức vụ ở các tổ chức khác như Đoàn Chủ tịch Tổng hội địa chất Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Chủ tịch HĐQT CTCP Thiên Lâm Đạt; Chủ tịch HĐQT CTCP Khoa học Sản xuất Mỏ Bắc Giang.
Bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp than tư nhân này trong 5 năm trở lại đây cũng khá tối màu. Cụ thể, AAH báo lỗ 3 năm liên tiếp từ 2019 - 2021. Trong đó, năm 2020 lỗ nặng nhất (53 tỷ đồng). Tuy nhiên, doanh nghiệp rực sáng lên trong năm 2022 khi đạt doanh thu 592 tỷ đồng và lãi ròng 102 tỷ đồng.
Nhưng AAH bước vào năm 2023 tương đối khó khăn, do chịu ảnh hưởng chung của thị trường, ghi nhận doanh thu thuần hơn 232 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 12 tỷ đồng, lần lượt giảm 61% và 89% so với cùng kỳ năm trước.
Tại ngày 31/12/2023, Hợp Nhất có tổng tài sản hơn 1,324 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm. Trong đó, phần lớn tài sản tập trung ở dạng tài sản dài hạn với hơn 905 tỷ đồng, chiếm 68%. Hàng tồn kho ở mức 129 tỷ đồng, tăng 38% so với đầu kỳ.
Đáng chú ý, doanh nghiệp đã xóa nợ gần 56 tỷ đồng trong năm 2023, nguyên nhân do nợ xấu khó đòi, lâu ngày không thu hồi được.
Ngoài ra, AAH cũng thực hiện giao dịch với các bên liên quan hơn 254 tỷ đồng, giảm 44% so với đầu năm. Phần lớn giao dịch tại CTCP Chế biến sàng tuyển Hợp Nhất (vợ của ông Lịch là thành viên HĐQT tại đây) và Công ty Thiên Lâm Đạt.
Bên kia bảng cân đối, AAH còn gần 145 tỷ đồng nợ phải trả, tăng 12%. Trong đó, vay nợ ngắn hạn hơn 55 tỷ đồng và vay dài hạn 720 triệu đồng. Chủ nợ lớn nhất của AAH là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (HOSE: CTG) gần 55 tỷ đồng.
Tuy kinh doanh ảm đạm trong năm 2023, doanh nghiệp vẫn tăng nhân sự lên 540 người trong khi đầu năm là 312 người (tức tăng 228 nhân sự).
Tuy vậy, doanh nghiệp vẫn đặt mục tiêu đầy tham vọng trong năm 2024, với kế hoạch doanh thu 1,100 tỷ đồng, gấp 4.7 lần năm 2023 là mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây và lãi trước thuế 55 tỷ đồng, gấp 3.6 lần.
Trong đó, kế hoạch sản xuất than 180,000 tấn, than sản xuất từ mỏ là 260,000 tấn và than thương mại 350,000 tấn.
Quý đầu năm 2024, AAH ghi nhận doanh thu thuần gần 105 tỷ đồng, gấp 10.2 lần so với quý 1/2023; trong khi lãi trước thuế gần 3 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 6 tỷ đồng. So với kế hoạch, doanh nghiệp đã thực hiện được 10% chỉ tiêu doanh thu và 5% chỉ tiêu lãi trước thuế sau quý 1.
Để hoàn thành mục tiêu, AAH cho biết, sẽ tập trung vốn đầu tư xây lắp công trình phục vụ sản xuất than. Cụ thể, xây dựng các đường lò chuẩn bị khai thác than và các hạng mục phục vụ phụ trợ; triển khai kế hoạch đầu tư điều chỉnh dự án khai thác hầm lò khu IV mỏ than Nước Vàng, thi công hạng mục xây dựng mặt bằng sân công nghiệp với tổng dự toán khoảng 200 tỷ đồng…
Đồng thời, Công ty còn triển khai đầu tư một số hạng mục gồm: đề án thăm dò nâng cấp trữ lượng đến đáy tầng than mỏ than Nước Vàng (100 tỷ đồng); hệ thống vận tải liên tục trong lò (200 tỷ đồng); nâng cấp thiết bị điện trong lò và ngoài mặt bằng.
Nói thêm về triển vọng ngành than, AAH cho hay, đến năm 2030, nhu cầu than của Việt Nam được dự báo tương đương khoảng 80.4 triệu TOE (tấn dầu tiêu chuẩn), bình quân đầu người khoảng 0.77 TOE/người (tương đương dân số dự báo 104 triệu người). Nhu cầu đầu tư, hiện đại hóa trong ngành than là rất lớn để bảo đảm sản lượng tiêu thụ than tăng. Do đó, Hợp Nhất cho rằng, Công ty có đầy đủ cơ sở thuận lợi để phát triển đột biến về doanh thu và lợi nhuận ít nhất từ năm 2022 cho đến hết năm 2030.
Về Công ty Thiên Lâm Đạt, doanh nghiệp được thành lập vào ngày 23/5/2011, trụ sở chính tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác. Công ty ban đầu do ông Đặng Quốc Cường (em trai ông Lịch) làm người đại diện pháp luật, vốn điều lệ gần 1,264 tỷ đồng (tính tới thời điểm tháng 10/2015).
Đến tháng 6/2016, ông Lịch thay thế ông Cường (giữ chức Tổng Giám đốc) làm người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT Thiên Lâm Đạt. Vốn điều lệ cũng giảm còn gần 510 tỷ đồng, gồm 8 cổ đông góp vốn; trong đó, ông Lịch là cổ đông lớn nhất, sở hữu 55.46%, tiếp đến là bà Đinh Thị Thùy Dương nắm 11.35%.
Vào cuối năm 2018, công ty tăng vốn lên hơn 686 tỷ đồng (giữ nguyên cho đến tháng 3/2024). Đáng chú ý, cơ cấu cổ đông có sự thay đổi lớn khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài là Công ty TNHH Sowareen Việt Nam nắm tới 51%. Tuy nhiên, đến tháng 6/2020, nhà đầu tư nước ngoài này đã thoái sạch vốn, cơ cấu cổ đông không được tiết lộ.
Ngày 26/3/2024, HĐQT AAH đã quyết định đầu tư góp vốn vào Công ty Thiên Lâm Đạt bằng việc nhận chuyển nhượng cổ phần của một hoặc một số cổ đông của Thiên Lâm Đạt với mức sở hữu cổ phần tối đa là 49%. Qua đó, Thiên Lâm Đạt là doanh nghiệp liên kết với AAH.
Theo thuyết minh BCTC đã kiểm toán 2023 của AAH, Công ty đã chi gần 86 tỷ đồng để đầu tư vào Thiên Lâm Đạt.
Theo tìm hiểu, Công ty Thiên Lâm Đạt là chủ đầu tư dự án Cụm cảng hàng hóa tổng hợp, chế biến than, khu liên hợp chế tạo thiết bị cơ khí, sản xuất gỗ MDF tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Tổng vốn đầu tư dự án 2,240 tỷ đồng. Theo quyết định số 667/QĐ-UBND ngày 25/10/2018 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc mở rộng Cụm công nghiệp Mỹ An thì diện tích đất sử dụng của dự án này là 46.77 ha, tăng hơn 26.7 ha so với năm 2015.
Tuy nhiên, tỉnh Bắc Giang cho biết, công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng ở dự án này còn nhiều hạn chế. Tiến độ đưa đất vào sử dụng của dự án rất chậm, phải xin gia hạn tiến độ sử dụng đất 2 lần do chưa thực hiện đầu tư nhà máy sản xuất gỗ MDF.
Đến giữa năm 2023, Thiên Lâm Đạt đã thực hiện xong 5 hạng mục, gồm nhà văn phòng điều hành; khối nhà ăn và nhà ở; nhà xưởng cơ khí; nhà điều hành bốc dỡ cảng; các hạng mục phụ trợ; tổng giá trị khối lượng thực hiện của dự án trên 600 tỷ đồng.
Dự án Cụm cảng hàng hóa tổng hợp, chế biến than, khu liên hợp chế tạo thiết bị cơ khí, sản xuất gỗ MDF