Dây đai an toàn là một dạng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) được thiết kế để đỡ một người trong trường hợp bị ngã khi làm việc trên cao.

Tầm quan trọng của dây an toàn?

Dây đai an toàn được sử dụng để giữ an toàn và an toàn cho người lao động bất cứ khi nào họ thực hiện bất kỳ hoạt động nào trên cao, dây được cố định ở một điểm sẽ cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho việc thực hiện công việc. Trọng lượng sẽ được phân bổ giữa các điểm kết nối dọc theo cơ thể của người lao động và sẽ giúp người lao động không bị ngã.

Địa chỉ cửa hàng bán các loại dây đai an toàn chất lượng

Quý Khách Hàng nếu có nhu cầu về dây đai an toàn nói riêng cũng như các sản phẩm bảo hộ lao động nói chung vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT AN TOÀN TRƯỜNG AN

Địa chỉ:  97 Đường Số 2, KDC Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức

Sử dụng dây an toàn trong quá trình làm việc trên cao là quy định bắt buộc đối với công nhân khi làm việc.

Dây an toàn A4 xanh Thăng Long được sản xuất bởi Đồ bảo hộ Thăng Long là một trong những loại đai được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt đáp ứng xuất sắc các bài kiểm tra về chất lượng. Dây có thiết kế gọn nhẹ, độ bền cao, chịu tải trọng lên tới 1100kg, đảm bảo an toàn tính mạng cho công nhân khi làm việc.

Ưu điểm vượt trội của sản phẩm Dây an toàn A4 xanh Thăng Long

- Gọn nhẹ, độ bền cao, bảo đảm an toàn cho người sử dụng khi làm việc trên cao.

- Khả năng chống trượt, chống dầu, chống hóa chất.

- Tuổi thọ cao, giá thành rẻ, giảm thiểu chi phí tối đa cho doanh nghiệp

Công nhân xây dựng, điện lực...

Dây an toàn A4 xanh Thăng Long xứng đáng là sự lựa chọn ưu tiên số nhờ điểm vàng chất lượng cùng giá thành vô cùng hợp lý. Quý khách hàng hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn Thăng Long Corp làm đơn vị cung cấp dây an toàn cho đội ngũ công nhân viên của mình.

Tùy thuộc theo từng chỉ định của bác sĩ thực hiện thủ thuật hay bác sĩ phẫu thuật mà các bác sĩ gây mê sẽ đưa ra các phương pháp phù hợp nhất, vừa đảm bảo vô cảm đủ để thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ chỉ định vừa đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, tránh trường hợp “lạm dụng” gây mê.

Gây mê toàn thân thường áp dụng cho các phẫu thuật lớn, kéo dài hay ở các vị trí cần kiểm soát đường thở. Trong kỹ thuật này, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp gây mê sử dụng cân bằng giữa ba loại thuốc cơ bản bao gồm gây ngủ, giảm đau và giãn cơ để có thể kiểm soát toàn bộ bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được cho lần lượt các thuốc gây ngủ, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ và sau đó đặt các phương tiện kiểm soát đường thở như mặt nạ thanh quản, ống nội khí quản, hỗ trợ thở máy. Trong suốt quá trình gây mê, bệnh nhân sẽ được theo dõi liên tục mạch, huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, độ bão hòa oxy trong máu mao mạch... để đảm chức năng hô hấp và tim mạch. Bệnh nhân cũng được theo dõi độ mê, độ giãn cơ để đảm bảo cung cấp thuốc mê vừa đủ, tránh hiện tượng thức tỉnh trong mổ hay tồn lưu thuốc giãn cơ sau mổ. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng loại phẫu thuật chuyên sâu như tim mạch hay thần kinh, các bác sĩ sẽ theo dõi thêm áp lực động mạch, tĩnh mạch trung tâm hay áp lực nội sọ... để hồi sức cho bệnh nhân một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Người bệnh được đặt ống thở nội khí quản

2. Khám tư vấn gây mê trước phẫu thuật

Bệnh nhân cần phải khám đánh giá trước gây mê để đảm bảo an toàn trước mổ. Việc đánh giá tình trạng thể chất, các bệnh lí đi kèm trước mổ giúp các bác sĩ lựa chọn một phương pháp gây mê và giảm đau sau mổ phù hợp. Nhờ đó, ca mổ sẽ diễn ra an toàn hơn, rút ngắn thời gian hồi sức sau mổ và thời gian nằm viện. Trừ các trường hợp phải phẫu thuật cấp cứu tối khẩn cấp sẽ đánh giá một cách nhanh chóng ngay trước mổ, phần lớn các bác sĩ gây mê sẽ có một buổi khám và tư vấn cho bệnh nhân tối thiểu một ngày trước mổ, một số trường hợp đặc biệt có thể khám trước đó một vài tuần để lên một kế hoạch chuẩn bị trước mổ cụ thể.

Trong buổi khám tư vấn gây mê, các bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến kết quả gây mê và phẫu thuật thông qua việc hỏi bệnh nhân về như tiền sử dị ứng thuốc, tiền sử bệnh tim mạch (cao huyết áp, bệnh mạch vành), hô hấp (hút thuốc lá, hen suyễn, lao phổi), các thuốc bệnh nhân đang uống có thể ảnh hưởng đến đông máu (aspirin), đánh giá các yếu tố đường thở khó (chứng ngưng thở khi ngủ, độ há miệng...) hay các vấn đề có thể ảnh hưởng đến gây mê (tiền sử uống rượu hay tai biến gây mê). Đồng thời đánh giá kết quả các xét nghiệm khảo sát chức năng gan, thận và các cơ quan khác để đưa ra một kết luận tổng thể về tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân trước mổ. Bác sĩ gây mê sẽ trao đổi và tư vấn cho bệnh nhân điều trị ổn định các bệnh lý đi kèm hoặc tầm soát thêm các các bệnh lý nghi ngờ để chuẩn bị tình trạng tốt nhất trước mổ. Một kế hoạch gây mê và giảm đau sau mổ phù hợp, an toàn nhất tương ứng với loại phẫu thuật và tình trạng sức khỏe hiện tại sẽ được các bác sĩ gây mê tư vấn. Các lợi ích, khả năng thành công, phương án dự phòng cũng như nguy cơ mà bệnh nhân gặp phải khi thực hiện kỹ thuật gây mê này cũng được thảo luận để bệnh nhân hiểu rõ và đồng ý trước khi tiến hành phẫu thuật.

Các bác sĩ gây mê cũng đưa ra những hướng dẫn nhịn ăn uống cho bệnh nhân phù hợp trước phẫu thuật, ví dụ thức ăn đặc tối thiểu trước phẫu thuật từ 6 – 8 giờ, hay nước lọc tối thiểu 2 giờ để phòng ngừa tình trạng hít sặc thức ăn, nước uống khi gây mê có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi hít.

3. Theo dõi trong mổ          Với những thông tin có được từ buổi khám tư vấn gây mê, các bác sĩ sẽ chuẩn bị các phương tiện và trang thiết bị phù hợp để thực hiện kỹ thuật gây mê một cách hiệu quả và an toànĐối với kỹ thuật gây mê, nếu bệnh nhân được tiên lượng đường thở khó thì các bác sĩ sẽ chuẩn bị các phương tiện kiểm soát đường thở khó, đèn soi thanh quản có màn hình video, ống nội soi mềm... để đảm bảo chắc chắn có thể đặt được ống nội khí quản. Các thiết bị theo dõi dấu hiệu sinh tồn như mạch, huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, nồng độ khí CO2 trong khí thở ra, độ bảo hòa oxy trong máu mao mạch, nhiệt độ sẽ được lắp đặt thường quy để theo dõi liên tục các chức năng tim mạch và hô hấp của bệnh nhân trong suốt ca mổ.

Một trong những vấn đề bệnh nhân rất lo lắng là hiện tượng thức tỉnh trong lúc mổ. Đây là hiện tượng bệnh nhân biết được tất cả những diễn biến trong mổ nhưng không thể “cầu cứu” vì bị ức chế bởi thuốc giãn cơ. Mặc dù hiện tượng này hiếm gặp, nhưng để lại nỗi ám ảnh hay những chấn thương tâm lý kéo dài cho bệnh nhân. Để phòng ngừa hiện tượng này, các bác sĩ gây mê sẽ lắp đặt thêm thiết bị để theo dõi mức độ gây mê để luôn đảm bảo rằng bệnh nhân sẽ ngủ và không thức tỉnh đột ngột trong suốt quá trình phẫu thuật.

Tồn dư thuốc giãn cơ sau mổ cũng là một trong những nỗi lo của người bệnh sau mổ. Mặc dù bệnh nhân đã tỉnh lại sau khi ca mổ thành công, nhưng việc tồn lưu thuốc giãn cơ do không được kiểm soát có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp sau đó và tử vong. Để phòng ngừa tình trạng này, các bác sĩ gây mê sẽ tiến hành theo dõi mức độ “phong bế” của thuốc giãn cơ và sử dụng các thuốc trung hòa để hóa giải tất cả các thuốc giãn cơ vào cuối ca mổ

Bệnh nhân được theo dõi sát trong quá trình gây mê với trang thiết bị tiên tiến

Bệnh nhân được theo dõi sau mổ tại phòng hồi tỉnh

Kết thúc ca mổ, thông thường các bác sĩ gây mê sẽ tiến hành “thoát mê” và bệnh nhân sẽ tỉnh dậy ngay trong phòng mổ hoặc tại phòng hồi tỉnh và tiếp tục đượctheo dõi liên tục sau đó trong khoảng 2 giờ để đảm bảo bệnh nhân đã phục hồi vận động, cảm giác cũng như không còn ảnh hưởng bởi các thuốc gây tê, gây mê trước khi chuyển trở lại phòng bệnh để nghỉ ngơi. Những trường hợp phẫu thuật phức tạp hoặc tình trạng bệnh còn nặng, các bác sĩ gây mê sẽ tiếp tục duy trì trạng thái ngủ để tiếp tục hồi sức tại khu vực chăm sóc tích cực (ICU) cho bệnh nhân cho đến khi tình trạng cải thiện. Trong tất cả các trường hợp, bệnh nhân không nên hoảng loạn, cố gắng hợp tác với bác sĩ để quá trình thoát mê được diễn ra thành công và an toàn

Hiển nhiên rằng, sau mổ, bệnh nhân thường có cảm giác mệt và đau nhẹ. Một số cảm giác như buồn nôn, nôn, nhức đầu, khô miệng, đau cổ họng, khàn tiếng, đau cơ, ngứa, lạnh run là những tác dụng không mong muốn thể gặp sau gây mê. Tuy nhiên, bệnh nhân đừng quá lo lắng vì chúng có thể dần biến mất khi được ủ ấm, nghỉ ngơi hoặc sẽ được các bác sĩ điều trị để giảm triệu chứng.

Khoa Phẫu thuật – Gây mê Hồi sức, Bệnh viện quận Tân Phú