Áo Hội Sinh Viên Huce Là Ai
Điểm trúng tuyển đại học chính quy theo ngành/ chuyên ngành.
Thực lực của Viên Băng Nghiên được khán giả công nhận
Sau khi vụt sáng nhờ vào tác phẩm Lưu Ly Mỹ Nhân Sát, cô cũng đảm nhận những vai diễn trong các tác phẩm đang chờ chiếu. Ví dụ như: Mùa Hoa Rơi Gặp Lại Chàng, Chúc Khanh Hảo, Lôi Đình Lệnh,…
Những tin tức về cô nàng là chủ đề được nhiều người quan tâm. Ngoài ra, Viên Băng Nghiên còn tham gia nhiều chương trình, giải thưởng, đĩa nhạc.
Mới đây, Viên Băng Nghiên “ăn gạch” vì mắc bệnh “công chúa” trên đoàn phim, bị ekip mắng lại quay sang đổ lỗi cho Trịnh Nghiệp Thành trong bộ phim Chúc Khanh Hảo. Đây không phải là lần đầu cô và đoàn đội của mình bị tố dùng chiêu chơi xấu đồng nghiệp.
Vụt sáng nhờ vào tác phẩm “Lưu ly”
Mặc dù có những vai diễn ấn tượng cùng với diễn xuất tốt, thế nhưng cô vẫn không được Hoan Thụy Thế Kỷ o bế cấp tài nguyên tốt. Khiến cho những người hâm mộ phẫn nộ vì sự bất công này của Hoan Thụy.
Sau vai diễn Mạc San San trong dự án Tương Dạ, cuối cùng Viên Băng Nghiên cũng được công ty giao cho những vai diễn nặng ký, phải kể đến dự án Thính Tuyết Lâu và Tương Dạ 2. Tác phẩm Thính Tuyết Lâu mặc dù có những điểm trừ nhưng vẫn là bộ phim hot trong năm 2018.
Đối với dự án Tương Dạ 2, đất diễn của cô có nhiều hơn so với phầ n 1. Vai diễn của cô vẫn được khán giả yêu thích như cũ, không làm khán giả thất vọng chờ mong.
Năm 2019 là năm thành công nhất trong sự nghiệp của cô. Viên Băng Nghiên được công ty giao cho vai diễn trọng điểm của tác phẩm Lưu Ly Mỹ Nhân Sát (tên khác Lưu ly). Từ lúc công bố dàn diễn viên tham gia, Viên Băng Nghiên bị khán giả chê bai là không đủ nhan sắc để đảm nhận vai diễn.
Thế nhưng khi bộ phim được công chiếu, tất cả những ai chê bai nhan sắc của cô đều quay xe ngay lập tức. Bởi nhân vật của cô trong phim quá đáng yêu, diễn xuất quá tự nhiên, hầu như tất cả khán giả đều bị cô thu hút.
Bắt đầu có những chuyển biến tích cực
Cứ ngỡ sự thành công của Hoa Khôi Ngây Thơ và Hội Trưởng Bá Đạo sẽ đưa tên tuổi của Viên Băng Nghiên bay xa hơn nhưng lại không phải. Công ty chủ quản vẫn chưa đưa ra những định hướng phát triển sự nghiệp của cô. Liên tiếp đưa những vai diễn phụ phiên vị thấp dành cho Viên Băng Nghiên.
Sau nhiều năm cố gắng hết sức lực, cô đã có những vai diễn nhiều đất diễn hơn. Trong dự án Thái Cực Tôn Sư chi Thái Cực Môn cô đã có poster nhân vật và phần giới thiệu riêng.
Năm 2015, cô có cơ hội hợp tác với đàn chị Triệu Lệ Dĩnh trong dự án Lão Cửu Môn. Tuy chỉ là vai diễn phụ, nhưng chính vai diễn này đã giúp cô có tiếng tăm hơn trước nhờ màn kết hợp đầy ăn ý với diễn viên Trương Nghệ Hưng. Khán giả cực kỳ yêu thích cặp đôi phụ này hơn là cặp đôi chính Triệu Lệ Dĩnh và Trần Vỹ Đình.
Sau bộ phim này, diễn xuất của Viên Băng Nghiên nhận được những lời khen tích cực. Đa số tán thưởng lối diễn chân thực, mộc mạc mà cuốn hút của cô. Nhờ vậy mà tên tuổi của cô được khán giả yêu thích hơn trước.
Năm 2016, cô không còn phải diễn những vai phụ, thứ nữ ít đất diễn nữa. Thay vào đó cô nhận lời mời vai chính trong 2 dự án Trở Về Minh Triều Làm Vương Gia và Thanh Xuân Tháng Hai Mặt Trời Đang Rực Rỡ.
Những năm tháng bắt đầu sự nghiệp gian nan
Viên Băng Nghiên đã có vai diễn đầu tay của mình bắt đầu từ năm thứ 2 đại học trong bộ phim điện ảnh Diệp Vấn. Vì cô góp mặt vào 1 vai diễn phụ khá mờ nhạt thế nên không kịp để lại ấn tượng là mấy. Tiếp đó cô tham gia bộ phim thứ 2 Căn hộ tình yêu 4 được chiếu vào năm 2014. Ở bộ phim này diễn xuất của cô vẫn chưa nhận được nhiều sự chú ý.
Biết rõ con đường trở thành diễn viên nổi tiếng đầy chông gai và trắc trở. Cô gái nhỏ này tiếp tục nỗ lực và chăm chỉ đóng phim nhiều hơn. Có 1 năm Viên Băng Nghiên tham gia diễn xuất trong 4 dự án phim ảnh. Có lẽ may mắn của cô chưa đến khi chỉ nhận được những vai diễn phụ nhạt nhòa.
Năm 2014 cô đã có bước đột phá đầu tiên trong sự nghiệp bằng vai diễn chính trong bộ phim truyền hình Hoa ngữ Hoa Khôi Ngây Thơ và Hội Trưởng Bá Đạo. Mặc dù đây không phải là 1 tác phẩm quá xuất sắc hay hot nhất, nhưng vẫn nhận được sự quan tâm ít nhiều từ phía khán giả.
Những hình ảnh ngọt ngào của Viên Băng Nghiên
Những thông tin mà 35Express cung cấp ở trên đã giúp bạn trả lời được thắc mắc Viên Băng Nghiên là ai? Mặc dù không sở hữu nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành như những diễn viên khác. Ở Viên Băng Nghiên có 1 sức hút khá đặc biệt khó mà cưỡng lại được.
Chiều ngày 4/12/2023 đã diễn ra “Lễ trao học bổng của Cựu sinh viên K42 và tặng sách cho Tủ sách sinh viên Huce”. Đến tham dự buổi lễ có các anh/chị Cựu sinh viên K42 như: Anh Nghiêm Danh Hào - Trưởng ban liên lạc K42, anh Chu Xuân Lăng, anh Nguyễn Đắc Trọng, anh Đỗ Tiến Thành, cô Đặng Thị Thanh Huyền, cô Vũ Hương Lan, cô Nguyễn Minh Tuyền; Còn về phía nhà trường có thầy Bùi Quang Trung - Trưởng Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên, cô Phạm Thị Thuý Hường - Phó Trưởng Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên, thầy Võ Chí Công - Phó Bí thư Đoàn thanh niên, thầy Nguyễn Đình Huy - Chủ tịch Hội sinh viên cùng với các thầy cô khác trong trường.
Trong buổi lễ đại diện Cựu sinh viên K42 đã trao tặng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, có ý vươn lên trong học tập 10 suất học bổng (mỗi suất trị giá: 5.000.000vnđ/1 suất).
Ngoài ra, bên Cựu sinh viên K42 đã trao tặng rất nhiều đầu sách mới cho Tủ sách sinh viên Huce tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên. Làm cho Tủ sách Huce được nhiều đầu sách và nhiều nội dung phong phú hơn. Hy vọng hoạt động này sẽ làm tiếp nối cho phong trào đọc sách của sinh viên Huce được nâng cao hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn Các anh/chị Cựu sinh viên K42 đã luôn đồng hành cùng các em sinh viên đang theo học tại trường Huce.
Bốn năm Đại học kết thúc, bao hoài bão, mộng mơ tuổi đôi mươi cũng đành nhường chỗ cho những lựa chọn, những dự định cho tương lai ở phía trước. Gap year, đi làm hay học tiếp, hàng vạn câu hỏi cứ thế quẩn quanh trong đầu của mỗi người. Nhưng, liệu khi ta trả lời được những câu hỏi ấy, ta có đang bước đi trên con đường phù hợp với bản thân mình? Một mùa tốt nghiệp đang đến gần, hãy cùng Phòng chăm sóc và hỗ trợ người học (DSA) giải đáp vấn đề này nhé!
Mông lung hậu tốt nghiệp, đâu là nguyên nhân?
Có nhiều lý do khiến sinh viên cảm thấy mơ hồ, vô định sau khi tốt nghiệp. Những lý do đó là gì? Chúng ta hãy cùng nhau phân tích nhé.
Nỗi sợ vô hình: rào cản thành công của người trẻ.
Sống trong một thời đại đạt được nhiều tiến bộ của nhân loại, người trẻ thường gieo vào lòng mình những áp lực không tên. Định nghĩa về “thành công” hay “thất bại” luôn có một lằn ranh hữu hạn khiến nhiều người không dám bước ra khỏi “vùng an toàn” của bản thân. Áp lực đó lại vô tình lớn lên trong quá trình trưởng thành, bởi lẽ giờ đây ta phải tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình, phải tự tạo lập sự nghiệp riêng cho bản thân mà không còn được dựa dẫm vào bất cứ ai. Theo nghiên cứu của APA, một trong những nguyên nhân chính gây ra áp lực cho sinh viên và người trẻ là sự chênh lệch giữa mong đợi cá nhân và thực tế xã hội. Xã hội thường đặt ra áp lực cao đối với việc thành công trong các lĩnh vực như học tập, nghề nghiệp, và cuộc sống cá nhân. Sự mong đợi này có thể bao gồm việc đạt được điểm số cao, có nghề nghiệp thành công và cuộc sống gia đình ổn định. Và, những áp lực đó là “thủ phạm” gây ra nhiều nỗi sợ vô hình hằn sâu trong tâm trí chúng ta, khiến chúng ta thật khó để đưa ra các quyết định hệ trọng trong cuộc đời mình.
Khi quá khứ là xiềng xích kìm hãm tương lai.
Quá khứ mờ nhạt, không có nhiều thành tích nổi bật là nút thắt trong lòng nhiều sinh viên sắp ra trường. Chúng ta tự ti và hoài nghi về khả năng của bản thân, cho nên việc đứng giữa ngã ba đường và phải đưa ra lựa chọn cho tương lai khiến ta chần chừ, lo sợ. Bảng điểm kém nổi trội, thành tích ngoại khóa thưa thớt, thiếu kinh nghiệm thực tiễn – những “tảng đá” này cứ chắn ngang con đường tiến bước tới tương lai của nhiều sinh viên sắp ra trường. Quá khứ không mấy tươi sáng ấy luôn là một chiếc bóng quá lớn mà nhiều sinh viên khó lòng thoát ra, tâm trí họ như bị “giam lỏng” bởi chiếc bóng đó, để rồi họ tự ti, hoài nghi về năng lực của bản thân ở hiện tại và bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá ngay trước mắt.
Sinh viên mơ hồ về tương lai hậu tốt nghiệp (Nguồn: tutinvaodoi.vn)
Đi làm – học tiếp – gap year, lựa chọn hướng đi nào cho riêng mình?
Gia nhập lực lượng lao động ngay sau khi tốt nghiệp.
Việc đi làm sau khi có tấm bằng cử nhân là một cơ hội tốt giúp chúng ta áp dụng được những kiến thức mà ta có được khi còn ngồi trên giảng đường Đại học, cũng như tích lũy kinh nghiệm và xây dựng mạng lưới công việc đa dạng. Hơn nữa, việc ta tự chủ tài chính sau khi vừa tốt nghiệp cũng giảm bớt gánh nặng cho các bậc phụ huynh, hay thậm chí là chúng ta có thể góp phần vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của gia đình. Tuy nhiên, đi làm ngay sau khi tốt nghiệp cũng khiến nhiều sinh viên “vỡ mộng” khi cạnh tranh với nhiều ứng viên có thâm niên trong nghề, bởi các doanh nghiệp thường ưu tiên tuyển các nhân sự có kinh nghiệm, mà sinh viên thì chỉ mới “nằm lòng” những kiến thức thuần lý thuyết.
Tiếp tục nâng cao trình độ học thuật.
Sau khi tốt nghiệp, nhiều sinh viên cũng lựa chọn cho mình việc học tiếp lên cao học. Lựa chọn này giúp học viên có cơ hội tiếp xúc với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực họ theo đuổi, tích luỹ được thêm nhiều kiến thức chuyên sâu, nâng cao. Nhưng, cái giá ta phải trả cho lựa chọn này cũng không hề nhỏ. Những người này sẽ thiếu đi kinh nghiệm thực tiễn và gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian và tài chính. Một số người trẻ lầm tưởng rằng việc học tiếp sau khi tốt nghiệp sẽ giúp họ thăng chức nhanh chóng trong công việc, cũng như có được mức lương đáng mong đợi. Tuy nhiên, việc thăng chức còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thiếu đi những “va chạm” cũng là một bất lợi cho những ai “ôm mộng lớn” cho tương lai sau này. Bởi lẽ, việc học tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, chúng ta chỉ nên học khi việc học thực sự giúp ích cho ta trong một số công việc, cũng như khi ta có thể cân bằng giữa việc học cao học và những hoạt động khác trong cuộc sống.
Dành thời gian “giải lao” trước khi gia nhập thị trường sôi động.
Lựa chọn “gap year” tiềm ẩn cả hai mặt ưu và nhược mà các sinh viên cần phải biết trước khi đưa ra quyết định. Trước hết, việc nghỉ ngơi giúp cho sinh viên có thêm thời gian trau dồi chuyên môn và các kỹ năng cần thiết thông qua việc tham gia các hoạt động tình nguyện, học ngoại ngữ hay có cho mình nhiều dự án cá nhân. Bên cạnh đó, lựa chọn này còn mở ra cánh cửa của những trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn. Từ đó, sinh viên sẽ có thêm nhiều góc nhìn và tư duy đa chiều về cuộc sống, cũng như khám phá ra thế mạnh của bản thân mình. Tuy nhiên, những người lựa chọn “gap year” sẽ gặp khó khăn trong việc hội nhập lại thị trường lao động. Trong một báo cáo gần đây của NACAC – một tổ chức thường thực hiện các nghiên cứu về xu hướng giáo dục và việc làm, họ đã chỉ ra rằng 25% trong số những sinh viên tham gia gap year gặp khó khăn trong việc tái hòa nhập vào thị trường lao động sau khi kết thúc kỳ nghỉ. Hơn nữa, không ai có thể đảm bảo kỳ nghỉ đó sẽ đem lại những kinh nghiệm cũng như trải nghiệm đáng mong đợi. Chính vì thế mà gap year cũng cần phải có một sự chuẩn bị kỹ càng hơn bao giờ hết.
Qua đó, ta có thể thấy lựa chọn nào sau khi tốt nghiệp cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó. Không có lựa chọn nào là đúng hay sai, chỉ có lựa chọn phù hợp với mỗi người. Vì thế mà các sinh viên cần xem xét nhiều yếu tố trước khi đưa ra quyết định chính thức.
Sinh viên nên chú trọng điều gì để gạt bỏ lo âu, tự tin dấn bước?
Để không lạc lối trước muôn vàn lựa chọn, chúng ta cần phải dành một khoảng thời gian thư giãn, cho bản thân cơ hội để nạp thêm năng lượng. Việc hiểu bản thân mình muốn gì, mình là ai thật sự rất quan trọng khi bắt đầu xây dựng sự nghiệp của riêng mình. Trước hết, chúng ta phải xác định được lĩnh vực nào là sở trường của bản thân? Liệu ta phù hợp với việc nghiên cứu học thuật hay ứng dụng thực tế? Chỉ khi chúng ta cống hiến đúng với những gì chúng ta giỏi và đam mê, ta mới có thể đón nhận những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống này. Bây giờ, bạn có thể nhắm mắt lại, hít thở thật sâu, và nghĩ về hình ảnh của bạn trong năm năm sau. Đó có phải là công việc bạn yêu thích, là lối sống bạn luôn ao ước? Tất cả chỉ có thể tìm ra được đáp án, khi bạn dành thời gian “lắng” lại giữa những bộn bề ngoài kia để có thể hiểu rõ hơn về bạn.
Một trong những giải pháp tốt nhất giúp sinh viên tránh khỏi tình trạng mông lung sau khi tốt nghiệp là thiết lập mục tiêu từ sớm. Một bản kế hoạch chi tiết giống như một kim chỉ nam đưa người trẻ đi đúng hướng, từ đó họ có thể xác định được mình muốn gì và khám phá ra được con đường của bản thân. Nếu bạn chưa biết mình sẽ làm gì trong tương lai, bạn có thể nhờ gia đình, thầy cô hay bạn bè tư vấn. Họ luôn có những góc nhìn khách quan về điểm mạnh và điểm yếu của bạn để giúp bạn xác định được hướng đi cụ thể trong tương lai. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng cơ hội tham gia các hoạt động hướng nghiệp như UEH Sharing – Career Fair để mở ra những “cánh cửa” mới cho bản thân mình. Song, trên hành trình thực hiện những dự định tương lai cũng có đôi lúc có những yếu tố bất ngờ khiến chúng ta đi lạc hướng, vì thế mà ta cần linh hoạt điều chỉnh lại bản kế hoạch khi cần thiết, để không bị rơi vào vòng lặp “mông lung” thêm một lần nào nữa.
Có thể bạn đã từng thất bại rất nhiều lần, đã từng sợ hãi, e ngại trước những cuộc thi, hoạt động, nhưng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu lại. Dù bốn năm Đại học của bạn có nhạt nhoà hay thăng hoa, thì tất cả những khoảnh khắc ở nơi ấy đều xứng đáng được gói ghém, nâng niu và trân trọng. Mỗi khi yếu lòng, bạn chỉ cần nhớ lại hình ảnh nhiệt huyết khi bạn còn là cô cậu tân sinh viên với bao ước mơ, hoài bão, để bạn vẫn có thể tự hào vì mình đã cố gắng, nỗ lực hơn.
Lắng nghe bản thân (Nguồn: YBOX).
Dù câu trả lời cho câu hỏi “tôi là ai?” sau khi tốt nghiệp Đại học của mỗi người là khác nhau, thì chung quy lại mỗi chúng ta đều sẽ hạnh phúc với lựa chọn của mình. Không ai thành công hơn người khác, cũng không ai thất bại hơn người kia. “Thành” hay “bại” đều do suy nghĩ và nội tâm của ta quyết định. Vì thế hãy can đảm tiến bước về phía trước, dù lựa chọn của bạn có là gì – đi làm, học tiếp hay nghỉ ngơi, tất cả đều là một lựa chọn đúng đắn nếu bạn tin tưởng vào khả năng của chính mình. DSA tin rằng bạn luôn là phiên bản duy nhất của chính mình, và một mai, ở một vị trí nào đó, bạn sẽ thật sự tỏa sáng theo cách riêng của bạn.
Tin, ảnh: Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học (DSA)
Đình. (2023, September 6). Lầm tưởng bằng thạc sĩ giúp lên lương, thăng chức. VnExpress. https://vnexpress.net/lam-tuong-bang-thac-si-giup-len-luong-thang-chuc-4650147.html
Mỹ Ly. (2024, March 2). Nhiều cử nhân xin làm công nhân. Báo Lao động. https://laodong.vn/cong-doan/nhieu-cu-nhan-xin-lam-cong-nhan-1310107.ldo
Trân Trân. (2023, February 22). Ra trường xong vẫn mơ hồ tương lai, liệu có phải “thất bại”? Vietcetera. Retrieved March 15, 2024, from https://vietcetera.com/amp/vn/ra-truong-xong-van-mo-ho-tuong-lai-lieu-co-phai-that-bai